Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Hạt kiểm lâm thành phố, UBND thành phố.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR.

- Nghiên cứu thể chế chính sách áp dụng thực hiện đối với công tác PCCCR trên địa bàn thành phố.

- Tìm hiểu các báo cáo, tài liệu văn bản liên quan về công tác PCCCR: luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của Chính phủ, hướng dẫn về công tác PCCCR của tỉnh Quảng Bình.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)

Tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đề tại chọn 2 xã/ phường điển hình đã có xảy ra cháy rừng là: xã Thuận Đức và phường Đồng Sơn để tiến hành phỏng vấn người dân. Đây là 2 xã/phường được lựa chọn có đủ các đối tượng rừng trồng, rừng tự nhiên, với diện tích đủ lớn phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng

Xác định các vấn đề liên quan đến cháy rừng

Thông qua việc đi khảo sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài, sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân.

- Cán bộ: Phỏng vấn 10 người (5 cán bộ/xã) là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng tại xã Thuận Đức và phường Đồng Sơn.

- Người dân: Tiến hành phỏng vấn người dân ở 02 xã/phường với số lượng 50 chủ hộ/1 xã/phường, đồng thời đây chính là những người tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài với công cụ phỏng vấn với bộ câu hỏi đã xây dựng trước.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra các yếu tốảnh hưởng đến cháy rừng.

Để tìm hiểu ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng. Trên một số loại rừng trồng: Rừng thông non, rừng keo non, rừng thông lớn tuổi, rừng keo lớn tuổi, rừng bạch đàn, rừng thông + keo, keo + bạch đàn, cao su để thu thập các chỉ tiêu cần điều tra, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Đề tài đã tiến hành lập 24 OTC ở xã Thuận Đức và 24 OTC ở phường Đồng Sơn. Trong đó mỗi loại rừng lập 3 OTC tại 3 vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (50m x 20m), trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D1.3(cm); Dt(m) điều tra 30 cây tiêu chuẩn/OTC).

Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy, lúc không nhìn thấy mép tán thì ghi 0,5.

Công thức xác định độ tàn che:

ĐTC = ∑ số điểm ghi 1 + ½ (∑ số điểm ghi 0,5) ∑ số điểm điều tra

Kết quả tra ghi vào mẫu biểu 01

ÔTC: Lô:

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT Loài cây

D1.3 (cm) Dt(m) H(m) Ghi

chú

ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc

+ Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh.

- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổ ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2.

- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến dm. - Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi thiêu hệ thống điểm: Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu biểu 02.

Mẫu bảng 02: Điều tra tình hình sinh trưởng của cây bụi thảm tươi

Số ÔTC: Lô:

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

STT

ODB Loại cây chủ yếu

Chiều cao trung bình (m)

Độ che phủ (%)

+ Điều tra đặc điểm vật liệu cháy.

Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1m2 phân bổ ở góc và giữa các ô dạng bản 25m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm

khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân kỹ thuật. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu biểu 03.

Mẫu bảng 03: Điều tra vật liệu cháy

Số ÔTC: Lô:

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra: Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra: Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT ODB

Thành phần vật liệu cháy Khối lượng VL cháy (kg/m2)

Ghi chú Thảm tươi Thảm khô Thảm tươi Thảm khô Dễ

cháy cháy Khó cháy Dễ cháy Khó * Xác định ẩm độ của vật liệu cháy:

Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 3 Ô tiêu chuẩn điển hình ở các vị trí: Chân đồi - sườn đồi - đỉnh đồi. Đối với rừng trồng trên địa bàn xã điều tra trên rừng, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 03 OTC. Đối với rừng trồng là 500 m2 (20m x 25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô.

Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: Thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân khối lượng. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.

Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi. Tính độ ẩm vật liệu cháy theo công thức sau:

W = ((Q0 - Q)/Q0)*100% Trong đó:

Q0: Khối lượng mẫu trước khi sấy.

Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 105oC.

2.3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2015 - 2019, theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài và viết luận văn.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

3.1.1. Thc trng s dng đất lâm nghip ti khu vc nghiên cu

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp thành phốĐồng Hới TT Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất LN 8.621,11 100 1 Đất có rừng 6.153,20 71,37 2 Đất chưa có rừng 2.467,91 28,63 A Rừng đặc dụng 0 0 B Rừng phòng hộ 4.454,25 51,67 1 Đất có rừng 3.688,57 42,79 2 Đất chưa có rừng 765,68 8,88 C Rừng sản xuất 2.648,12 30,72 1 Đất có rừng 1.629,88 18,91 2 Đất chưa có rừng 1.018,24 11,81 D Rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng 1.518,74 17,61

1 Đất có rừng 834,75 9,68

2 Đất chưa có rừng 683,99 7,93

(Nguồn: Hạt kiểm lâm thành phốĐồng Hới cung cấp năm 2020)

Qua số liệu bảng trên cho thấy, đất có rừng 6.153,20 ha chiếm 71,37% tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố; đất chưa có rừng là 2.467,91 ha chiếm 28,63% đất lâm nghiệp. Trong tổng số 8.621,11 ha đất lâm nghiệp, diện tích rừng phòng hộ 4.454,25 ha chiếm 51,67%; diện tích rừng sản xuất 2.648,12 ha chiếm 30,72% đất lâm nghiệp, thành phố không có diện tích rừng đặc dụng; diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 1.518,74 ha chiếm 17,61%. Diện tích đất chưa có rừng 2.467,91 ha chiếm 28,63% đất lâm nghiệp.

Hình 3.1. Bn đồ hin trng rng và đất lâm nghip thành phĐồng Hi

Trong những năm vừa qua tỉnh Quảng Bình đã tập trung chỉ đạo công tác giao đất giao rừng và quản lý rừng cộng đồng mạnh mẽ nên diện tích đất rừng phòng hộ không bị suy giảm. Nhờ sự tuyên truyền và áp dụng biện pháp chăm sóc, trồng xen canh hợp lý nên công tác trồng rừng tại thành phố được người dân trú trọng và đầu tư phát triển tốt đem lại thu nhập ổn định cho người dân ngay cả trong các năm giữa chu kỳ trồng rừng. Tại thành phố có nhiều cơ sở thu mua cây có sinh khối nhỏ để phục vụ nhiều mục đích kinh doanh.

Mặt khác tại thành phố Đồng Hới có một số nhà máy ván gỗ ghép thanh, xưởng băm dăm,... là một thuận lợi rất lớn cho đầu ra sản phẩm trồng rừng của người dân địa phương, nhờ công nghệ tiên tiến có thể tận dụng gỗ đến tận ngọn và cành nhánh nên đối với cây tỉa thưa trong quá trình trồng rừng được thu mua ngay khi khai thác tỉa thưa. Vì vậy công tác trồng rừng và bảo vệ rừng tại địa phương được người dân chú trọng.

Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Diện tích rừng các loại rừng và diện tích rừng chưa thành rừng phân theo mục đích sử dụng Đơn vị tính: ha TT Phân loại rừng Tổng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng ngoài đất quy hoạch phát triển rừng A Diện tích đất có rừng 6.153,20 3.688,57 1.629,88 834,75

Rừng phân theo nguồn gốc 4.663,51 3.304,12 771,02 588,3

1 Rừng tự nhiên 2.403,31 2.395,24 8.07 0,00 2 Rừng trồng 2.260,20 908,88 762,95 588,37 B Diện tích chưa thành rừng 2.467,91 765,68 1.018,24 683,99 1 Diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng 1.489,69 384,45 858,86 246,38 2 Diện tích khoanh nuôi tái sinh 110,25 110,25 0,00 0,00 3 Diện tích khác 867,97 270,98 159,38 437,6

(Nguồn: Hạt kiểm lâm thành phốĐồng Hới cung cấp năm 2020 )

Qua bảng trên ta thấy,thành phố Đồng Hới có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong đó rừng tự nhiên là 2.403,31 ha, rừng trồng 2.260,20 ha. Đây vừa là thuận lợi trong việc tạo môi trường sinh thái an toàn cho thành phố để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, song cũng là khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng cho thành phố.

44

Bảng 3.3. Diện tích các loại rừng thành phố Đồng Hới phân theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha

Phân theo đơn vị

hành chính Tổng diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Chia theo mục đích sữ dụng của 3 loại rừng Rừng ngoài 03 loại rừng Độ che phủ rừng (%) Rừng trồng đã thành rừng Rừng trồng chưa thành rừng Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Rừng tự nhiên Rừng trồng P.Bắc Lý 112,70 0,00 95,45 17,25 80,12 0,00 0,00 80,12 0,00 32,58 9,59 P.Bắc Nghĩa 54,63 0,00 43,70 10,93 31,43 0,00 0,00 31,43 0,00 23,20 5,83 P.Đồng Phú 15,62 0,00 15,28 0,34 15,01 0,00 10,75 4,26 0,00 0,61 4,00 P.Đồng Sơn 1.300,48 482,95 414,89 402,64 1.247,65 0,00 619,44 628,21 0,00 52,83 45,92 P.Hải Thành 88,08 0,00 83,02 5,06 81.16 0,00 81,16 0,00 0,00 6,92 33,91 X.Bảo Ninh 431,11 0,00 294,71 136,40 256,14 0,00 28,12 228,02 0,00 174,97 16,68 X.Lộc Ninh 138,21 0,00 60,51 77,70 24,02 0,00 18,01 6,01 0,00 114,19 4,54 X.Nghĩa Ninh 815,55 0,00 401,36 414,19 547,47 0,00 0,00 547,47 0,00 268,08 25,56 X.Quang Phú 84,34 0,00 82,45 1,89 59,08 0,00 34,64 24,44 0,00 25,26 25,58 X.Thuận Đức 3.112,48 1.920,36 768,83 423,29 2.976,37 0,00 2.896,45 79,92 0,00 136,11 59,37 Tổng 6.153,20 2.403,31 2.260,20 1.489,69 5.318,45 0,00 3.688,57 1.629,88 0,00 834,75 29,92

(Nguồn: Hạt kiểm lâm thành phốĐồng Hới cung cấp năm 2020 )

45

Qua bảng 3.3 chúng ta nhận thấy diện tích rừng thành phố được phân bố trên địa bàn 10 xã, phường, trong đó xã Thuận Đức và phường Đồng Sơn có diện tích rừng khá lớn, phân bố ở các khu vực đại diện của thành phố, có cả rừng tự nhiên và các trạng thái rừng trồng keo, thông nhựa, bạch đàn đồng thời có cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

3.2. Thực trạng cháy rừng trong giai đoạn 2015 - 2019 tại khu vực nghiên cứu

3.2.1. Đặc đim t nhiên liên quan đến cháy rng thành phĐồng Hi

Thành phố Đồng Hới có tổng diện tích đất có rừng 6.153,20 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 2.403,1 ha, rừng trồng đã thành rừng 2.260,20 ha, rừng trồng chưa thành rừng 1.489,69 ha. Rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới được phân bố như sau:

+ Vùng rừng tự nhiên tập trung trên địa giới hành chính thuộc xã Thuận Đức và phường Đồng Sơn (giáp huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch). Khu vực này do Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới quản lý và có chức năng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu đối với thành phố.

+ Vùng rừng trồng ở phía Tây và Tây Bắc thành phố Đồng Hới, thuộc các xã, phường: Lộc Ninh, Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn và Nghĩa Ninh; khu vực này chủ yếu là rừng của Chi nhánh lâm trường Đồng Hới, Chi nhánh lâm trường Vĩnh Long và BQL RPH quản lý.

+ Khu vực rừng trồng ven biển bao gồm 3 xã Quang Phú, Hải Thành và Bảo Ninh; vùng này có diện tích rừng 765,68 ha chủ yếu là cây phi lao có chức năng phòng hộ xung yếu ven biển thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới quản lý (đến nay đã quy hoạch chuyển đổi toàn bộ diện tích RPH thuộc xã Bảo Ninh sang rừng sản xuất theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình).

Rừng trồng chủ yếu là các loại thông nhựa, keo, cao su, phi lao đặc điểm vùng này có nguy cơ cháy cao do thảm thực bì dày, có nhiều trảng cây cỏ rười khô vào mùa nắng nóng nên rất dễ bắt lửa.

46

Mt s khó khăn nht định v điu kin t nhiên gây nh hưởng đến công tác PCCR như:

- Rừng ở phía Tây thành phố, hầu hết địa hình có nhiều đồi dốc, chia cắt bởi các khe suối, việc thiết kế phân chia lô, khoảnh trong trồng rừng những năm trước đây quá lớn không có các đường phân tuyến, một số tiểu khu có đường chia tuyến nhưng bị xói mòn, hư hỏng do tác động của yếu tố tự nhiên. Vì vậy khi xảy ra cháy rừng xe cơ giới của Cảnh sát chữa cháy Công an tỉnh khi tham gia chữa cháy ở một số địa bàn không tiếp cận được đám cháy.

- Có nhiều hồ chứa nước tự nhiên, song mùa nắng nóng một số hồ bị khô kiệt, một số hồ nước hạ cốt thấp, tuy vậy vẫn lấy được nước khi cần sử dụng cho xe cứu hỏa như hồ Phú Vinh, nguồn rào Chéo, rào Ba Đa và một số hồ khác.

- Thành phố Đồng Hới là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô nắng nóng, khô hạn kéo dài; chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8, trong đó cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ thường xuyên từ 36oC trở lên, lượng mưa phân bổ trong thời gian này cũng rất ít do đó độ ẩm thấp, đây là thời điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

3.2.2. Tình hình cháy rng ti khu vc nghiên cu giai đon 2015 - 2019

Trong những năm qua, các cấp các ngành đặc biệt là lực lượng kiểm lâm đã quan tấm đến công tác PCCCR, chú trọng công tác phòng ngừa và tổ chức lực lượng chữa cháy. Diễn biến số vụ và diện tích cháy rừng trong 05 năm gần đây (2015 - 2019) được tổng hợp ở bảng sau:

47 Bảng 3.4. Tình hình cháy rừng ở TP Đồng Hới giai đoạn 2015 - 2019 Năm Số vụ cháy (vụ) Sốđiểm phát lửa (điểm) Diện tích rừng bị cháy (ha) Diện tích loại rừng bị cháy (ha) Rừng trồng Rừng tự nhiên 2015 8 8 28,66 25,06 3,6 2016 1 14 0,5 0,5 0 2017 0 5 0 0 0 2018 2 6 2,5 1 1,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)