Đặc điểm tự nhiên liên quan đến cháy rừng ở thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Thành phố Đồng Hới có tổng diện tích đất có rừng 6.153,20 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 2.403,1 ha, rừng trồng đã thành rừng 2.260,20 ha, rừng trồng chưa thành rừng 1.489,69 ha. Rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới được phân bố như sau:

+ Vùng rừng tự nhiên tập trung trên địa giới hành chính thuộc xã Thuận Đức và phường Đồng Sơn (giáp huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch). Khu vực này do Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới quản lý và có chức năng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu đối với thành phố.

+ Vùng rừng trồng ở phía Tây và Tây Bắc thành phố Đồng Hới, thuộc các xã, phường: Lộc Ninh, Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn và Nghĩa Ninh; khu vực này chủ yếu là rừng của Chi nhánh lâm trường Đồng Hới, Chi nhánh lâm trường Vĩnh Long và BQL RPH quản lý.

+ Khu vực rừng trồng ven biển bao gồm 3 xã Quang Phú, Hải Thành và Bảo Ninh; vùng này có diện tích rừng 765,68 ha chủ yếu là cây phi lao có chức năng phòng hộ xung yếu ven biển thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới quản lý (đến nay đã quy hoạch chuyển đổi toàn bộ diện tích RPH thuộc xã Bảo Ninh sang rừng sản xuất theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình).

Rừng trồng chủ yếu là các loại thông nhựa, keo, cao su, phi lao đặc điểm vùng này có nguy cơ cháy cao do thảm thực bì dày, có nhiều trảng cây cỏ rười khô vào mùa nắng nóng nên rất dễ bắt lửa.

46

Mt s khó khăn nht định v điu kin t nhiên gây nh hưởng đến công tác PCCR như:

- Rừng ở phía Tây thành phố, hầu hết địa hình có nhiều đồi dốc, chia cắt bởi các khe suối, việc thiết kế phân chia lô, khoảnh trong trồng rừng những năm trước đây quá lớn không có các đường phân tuyến, một số tiểu khu có đường chia tuyến nhưng bị xói mòn, hư hỏng do tác động của yếu tố tự nhiên. Vì vậy khi xảy ra cháy rừng xe cơ giới của Cảnh sát chữa cháy Công an tỉnh khi tham gia chữa cháy ở một số địa bàn không tiếp cận được đám cháy.

- Có nhiều hồ chứa nước tự nhiên, song mùa nắng nóng một số hồ bị khô kiệt, một số hồ nước hạ cốt thấp, tuy vậy vẫn lấy được nước khi cần sử dụng cho xe cứu hỏa như hồ Phú Vinh, nguồn rào Chéo, rào Ba Đa và một số hồ khác.

- Thành phố Đồng Hới là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô nắng nóng, khô hạn kéo dài; chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8, trong đó cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ thường xuyên từ 36oC trở lên, lượng mưa phân bổ trong thời gian này cũng rất ít do đó độ ẩm thấp, đây là thời điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)