Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 59)

Trong những năm qua, các cấp các ngành đặc biệt là lực lượng kiểm lâm đã quan tấm đến công tác PCCCR, chú trọng công tác phòng ngừa và tổ chức lực lượng chữa cháy. Diễn biến số vụ và diện tích cháy rừng trong 05 năm gần đây (2015 - 2019) được tổng hợp ở bảng sau:

47 Bảng 3.4. Tình hình cháy rừng ở TP Đồng Hới giai đoạn 2015 - 2019 Năm Số vụ cháy (vụ) Sốđiểm phát lửa (điểm) Diện tích rừng bị cháy (ha) Diện tích loại rừng bị cháy (ha) Rừng trồng Rừng tự nhiên 2015 8 8 28,66 25,06 3,6 2016 1 14 0,5 0,5 0 2017 0 5 0 0 0 2018 2 6 2,5 1 1,5 2019 1 18 1,52 1,52 0 Tổng 12 51 33,18 28,08 5,1

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Đồng Hới cung cấp năm 2020)

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp; đồng thời do chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 10 và hoàn lưu cơn bão số 11 năm 2013, cơn bảo số 10 năm 2017 nên rừng ở Đồng Hới bị gãy đổ, lượng thực bì, cành nhánh nhiều, nguy cơ cháy rừng rất cao. Tuy nhiên, do thực hiện tốt công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR nên tình trạng cháy rừng trên diện rộng không xảy ra.

Qua bảng 3.4, ta thấy trong 5 năm gần đây, có 4 năm xảy ra cháy, chỉ duy nhất năm 2017 không xảy ra cháy rừng. Tổng diện tích bị cháy trong giai đoạn 2015-2019 là 33,18 ha, xuất hiện 51 điểm phát lửa. Tổng số vụ cháy là không nhiều và tổng diện tích cũng không quá lớn, nhưng nó cũng đã ảnh hưởng tới tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu. Đặc biệt số vụ cháy cũng như diện tích bị cháy có xu hướng diễn biến khó lường năm cháy năm không, như vậy chứng tỏ công tác PCCCR ở khu vực này chưa thật tốt, cần phải có các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng tích cực hơn để bảo vệ phần diện tích rừng ở khu vực này.

48

Do đặc điểm địa hình cho nên khu vực cháy và diện tích cháy rừng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu xảy ra ở trạng thái rừng trồng, tại khu vực nghiên cứu, rừng trồng chủ yếu là các loài thông nhựa, keo, bạch đàn, cao su, phi lao. Diện tích phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các xã phường phía tây, đây là vùng xa dân cư, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, độ ẩm không khí thấp vào mùa khô, khối lượng vật liệu cháy lớn nên nguy cơ cháy rừng hàng năm khá. Tình hình cháy rừng trồng ở khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp số vụ cháy, diện tích cháy, loại rừng cháy và nguyên nhân cháy rừng trồng giai đoạn 2015 - 2019

Năm Số điểm phát lửa (điểm) Địa điểm (xã/phường) Diện tích rừng cháy (ha) Loại rừng

cháy Nguyên nhân

2015 8

X.Quang Phú P.Bắc Nghĩa X.Thuận Đức

25,06

Phi lao, keo, thông nhựa

- Do đốt nương rẫy gây cháy lan sang các khu vực khác.

- Do người dân đi đốt ong thu sản lượng lâm sản ngoài gỗ. - Do xử lý thực bì để trồng rừng nguyên liệu 2016 10 P.Đồng Sơn X.Thuận Đức 0,5 Bạch đàn, keo, Phi lao

2017 5 - 0 -

2018 4 X.Thuận Đức X.Bảo Ninh

1 Thông nhựa, keo

2019 15 P.Đồng Sơn 1,52 Thông nhựa

Tổng 42 5 28,08

49

Qua bảng trên, ta thấy rằng, tổng diện tích rừng trồng bị cháy trong giai đoạn 2015 -2019 là 28,08 ha, xuất hiện 42 điểm phát lửa. Các vụ cháy tập trung chủ yếu ở rừng thông, rừng keo và rừng phi lao các loại rừng còn lại ít có khả năng cháy. Trong tổng số các vụ cháy rừng thì cháy rừng thông nhựa chiếm tỉ lệ lớn nhất chiếm 43,1% các vụ cháy, sau đó là rừng keo chiếm 34%, thấp nhất là rừng bạch đàn chiếm 6,8% [23].

Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do người dân đốt nương rẫy, xử lý thực bì để trồng rừng nguyên liệu và đốt lấy mật ong gây cháy lan sang các khu vực lân cận.

Hạt kiểm lâm Đồng Hới tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân, đối tượng, diện tích, mức độ thiệt hại để làm căn cứ xử lý vi phạm theo quy định, tuy nhiên không phát hiện được đối tượng gây ra các vụ cháy rừng tại khu vực. Như vậy việc xử lý còn chưa triệt để và chưa có tính chất răn đe ngăn chặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)