Thực trạng công tác PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 98)

1. Kết luận

1.4. Thực trạng công tác PCCCR

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, trong thời gian vừa qua, công tác PCCCR trên địa bàn thành phố đã có những kết quả tốt.

Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, phối hợp giữa các lực lượng trong PCCCR đã có nhiều điểm chuyển biến tích cực, từng bước củng cố và xây dựng hệ thống các công trình PCCCR.

Cán bộ và nhân dân đã nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, tham gia phòng và chữa cháy rừng có hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.

Bên cạnh đó công tác PCCCR trên địa bàn nói chung vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập, đó là:

- Chưa có quy hoạch thống nhất từ thành phố đến các xã, phường về công tác PCCCR.

87

- Chưa có hội nghị chuyên đề về PCCCR trên địa bàn thành phố để có ký cam kết về trách nhiệm các bên có liên quan

- Các công trình PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc PCCCR hiện nay.

- Chưa có đủ trang bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cần thiết phục vụ cho công tác PCCCR.

- Chưa có diễn tập với quy mô lớn để phối hợp các ban ngành trên địa bàn thành phố khi có cháy rững xảy ra

1.5. Kết quả khảo sát một số nhân tốảnh hưởng đến cháy rừng.

Rừng tại khu vực nghiên cứu không đồng đều về độ tuổi, nhiều loại rừng khác nhau như keo, bạch đàn, rừng tự nhiên. Giữa các lâm phần cùng tuổi trong cùng khu vực có độ tàn che, độ che phủ trung bình, thành phần của lớp cây bụi thảm tươi không có sự sai khác nhau rõ rệt. Giữa các lâm phần khác tuổi có sự khác nhau về độ tàn che, độ che phủ và chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi, thành phần của lớp thực bì lại khá đồng nhất với nhau.

- Khối lượng VLC dưới các trạng thái rừng khác nhau có có sự khác nhau. Trong đó lượng thảm khô, thảm tươi dễ cháy chiếm tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là trạng thái rừng thông, bạch đàn rất nguy hiểm đối với nguy cơ cháy rừng.

- Sự ảnh hưởng của đặc điểm VLC tới đặc tính đám cháy khá rõ nét đến tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa; khi độ ẩm càng thấp tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa càng cao, ngược lại khi độ ẩm càng cao thì tốc độ cháy và chiều cao ngọn lửa thấp thậm chí VLC không cháy.

Ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến đặc tính đám cháy cũng tương đối lớn đặc biệt là tốc độ gió. Khi gió càng mạnh tốc độ cháy lan càng lớn, chiều cao ngọn lửa càng cao và dễ dẫn đến cháy tán hơn.

Địa hình cũng là nhân tố ảnh hưởng đến vận tốc cháy và chiều cao ngọn lửa, đặc biệt là độ dốc ảnh hưởng lớn đến tốc độ cháy lan của đám cháy, khi độ dốc quá lớn có thể dẫn đến cháy tán rất nhanh.

88

1.7. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số góp phần cho công tác PCCCR tại thành phốĐồng Hới trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)