Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)

Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng phải là có các hình thức, phương tiện tuyên truyền thích hợp có hiệu quả để truyền đạt tới tận các địa bàn

75

dân cư nhằm từng bước thay đổi, chuyển biến nhận thức của người dân, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác PCCCR nói riêng thành sự nghiệp của hệ thống chính trị và toàn dân.

+ Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tập san chuyên ngành bằng cách đưa các thông tin liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn như phổ biến pháp luật về BVR - PCCCR, những hoạt động của công tác bảo vệ rừng, gương người tốt việc tốt,...

- Tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh trên các vùng dân cư trọng điểm, tổ chức họp dân để tuyên truyền, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng.

- Sử dụng các loại áp phích, tờ rơi về BVR - PCCCR hàng năm để cấp phát cho cộng đồng dân cư.

- Tổ chức các cuộc thi, hội diễn trong các giới, các đoàn thể học sinh, sinh viên để đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

+ Nội dung tuyên truyền

Triển khai quán triệt đầy đủ các nội dung cần tuyên truyền chủ yếu, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ rừng - PCCCR, cụ thể: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - PTNT về việc tăng cường các biện pháp PCCCR, các Chỉ thị, Công điện của UBND tỉnh, thành phố về công tác PCCCR.

+ Tổ chức tập huấn, diễn tập công tác chữa cháy rừng

Hàng năm tổ chức diễn tập, tập huấn kỹ thuật chữa cháy rừng cho các đơn vị, tổ đội quần chúng chữa cháy rừng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng được công nghệ chữa cháy rừng hiện đại. Trong đó, chú trọng tập huấn cho lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR ở cơ sở.

76 + Xã hội hoá công tác PCCCR

Xã hội hoá lâm nghiệp là xu hướng chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xã hội hoá nghề rừng là huy động mọi nguồn lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đang được hết sức chú trọng. Để mọi khu rừng đều có chủ thực sự và dưới sự quản lý chung của Nhà nước. Khi người dân trong tay đã có tư liệu sản xuất, là người chủ của đất, của rừng thì họ sẽ có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng nói chung cũng như tham gia tích cực PCCCR nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)