1. Kết luận
1.7. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số góp phần cho công tác PCCCR tại thành
- Thuận lợi:
Luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, có sự
phối hợp giữa các ban ngành trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, người dân có nhận thức tốt hơn trong công tác PCCCR.
- Khó khăn:
Khí hậu khô hanh kéo dài; đội ngũ cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn còn mỏng; nguồn vốn chưa được đầu tư nhiều, trang thiết bị PCCCR còn thiếu thốn chưa có trang thiết bị hiện đại; chế độ cho người tham gia PCCCR chưa rõ ràng và còn hạn chế; tập quán đốt nương làm rẫy của người dân tộc vào mùa khô hanh vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
– Một số biện pháp tổng hợp quản lý VLC đối với các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Quản lý nguồn VLC
Việc quản lý nguồn VLC cần thực hiện theo đúng những quy trình cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất nguồn VLC, tránh nguy cơ cháy rừng.
+ Trồng rừng hỗn giao: đây là biện pháp vừa tăng tính đa dạng sinh học cho rừng vừa giảm được cháy rừng xảy ra.
+ Xây dựng đường băng cản lửa: có thể là băng trắng hoặc băng xanh, nhưng khi điều kiện cho phép thì nên xây dựng đường băng xanh. Trong khu vực còn có một số hệ thống đường vận xuất có thể lợi dụng những đường này hàng năm tu bổ để làm đường băng cản lửa.
+ Đốt trước có điều khiển: đây là một biện pháp giảm nhanh nguồn VLC cho rừng, không phải tiến hành đốt trước trên toàn bộ diện tích rừng trồng mà chỉ tiến hành đốt ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Việc đốt trước có điều khiển phải phụ thuộc vào tuổi rừng, độ dốc, tốc độ gió, thời điểm đốt… Đốt trước cần có sự tính toán tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của việc đốt trước đến rừng.
89
+ Cần thực hiện những biện pháp tuyên truyền cho người dân hiểu được vai trò của rừng, hiểu được tác hại của cháy rừng để họ tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Ngoài ra cần xây dựng và thực hiện những chính sách ưu tiên cho những người sống gần rừng.