Giải pháp về tổ chức-thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 86 - 87)

* Về tổ chức lực lượng PCCCR

Trên cơ sở thành phố đã thành lập Ban chỉ huy PCCCR, kết hợp với quá trình nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức thực hiện để cho công tác PCCCR đạt hiệu quả cao như sau:

- Đối với cấp tỉnh: thành lập ban chỉ đạo Ban chỉ đạo PCCCR, bố trí cán bộ có chuyên môn về công tác bảo vệ rừng để chỉ đạo công tác PCCCR. Hàng năm cần có những đề xuất rõ phương án PCCCR phù hợp với từng địa phương, từng trạng thái rừng cụ thể và phương án đó phải được lồng ghép vào phương án PCCCR chung cho tỉnh.

- Cấp thành phố: Hạt kiểm lâm là cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCCCR, xây dựng và lập kế hoạch thực hiện phương án PCCCR; tổ chức kiểm tra các phương án PCCCR theo định kỳ của các cơ quan quản lý rừng và các chủ rừng lớn. Giao cho cán bộ chuyên trách có nghiệp vụ ở Hạt kiểm lâm theo dõi và tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp phường, các cơ quan quản lý rừng và chủ rừng trên địa bàn những kỹ năng cơ bản về PCCCR. Hàng tháng phải có báo cáo định kỳ lên cấp trên để kịp thời giải quyết những khó khăn và có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

- Cấp phường/ xã: Cán bộ tham gia công tác PCCCR cấp thị trấn, xã, các chủ rừng có diện tích rừng lớn cần được tập huấn những kỹ thuật cơ bản về quản lý nguồn VLC, về công tác PCCCR, thường xuyên có những trao đổi, báo cáo với ban chỉ huy PCCCR cấp trên để nắm rõ tình hình, nắm thông tin để kịp thời xử lý.

77 * Về thể chế

- Cần có những văn bản quy định cụ thể về PCCCR, quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia vào công tác PCCCR từng cấp.

- Có những văn bản cụ thể quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải làm để hạn chế đến mức tối đa không để cháy rừng xảy ra.

- Có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ những người đã cung cấp thông tin, tố cáo những cá nhân, tổ chức do vô tình hoặc cố ý đã gây lên cháy rừng.

- Mỗi đơn vị thị trấn, xã, thôn bản nơi có nhiều rừng cần xây dựng những quy định cụ thể khi vào rừng.

- Từng thị trấn, xã có rừng và đất rừng, không phân biệt diện tích lớn hay nhỏ, cần có cán bộ chuyên trách về Lâm nghiệp được đào tạo bài bản và có chế độ lương, phụ cấp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)