Nguyên nhân gây cháy rừng ở thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 60)

Nguyên nhân gây cháy rừng có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính chủ yếu như sau:

Nguyên nhân gây cháy rừng ở thành phốĐồng Hới

Nguyên nhân trc tiếp

- Hoạt động phục vụ cho sinh kế của người dân, họ đi vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thu mật ong, hái rau, nhặt củi, khai thác trái phép lâm sản, thu nhặt phế liệu chiến tranh, đốt than, trong quá trình đó người dân sử dụng lửa thiếu ý thức gây ra cháy rừng.

- Đốt rừng làm rẫy, đốt đồng cỏ chăn nuôi gia súc, trong quá trình đó người dân sử dụng lửa thiếu ý thức gây ra cháy rừng.

- Thù hằn cá nhân: một số đối tượng do mâu thuẫn quyền lợi, hằn thù cá nhân hoặc bị bắt lâm sản do khai thác trái phép rồi đốt rừng để trả thù.

50

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp: Một số cá nhân lợi dụng đốt rừng để hợp lý hoá chuyển đổi cây trồng như chuyển đổi rừng thông nhựa sang trồng keo, chuyển rừng nghèo sang trồng keo, trồng sắn và trồng cao su.

Nguyên nhân gián tiếp

- Phương án PCCCR chưa hợp lý: Tính thực tiễn của các phương án PCCR chưa cao là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thường không nêu ra được vùng trọng điểm cháy, các nội dung của phương án còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể hoá, thiếu sự tham gia của cộng đồng.

- Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm đám cháy còn hạn chế: Đây là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Kiểm lâm, mặc dù hàng năm các đơn vị hạt đã được triển khai nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặt khác nguồn số liệu đưa vào công tác dự báo chưa đại diện và tính khoa học không cao, hiện tại mới chỉ dự báo cháy rừng ở diện rộng, chưa dự báo được vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm đám cháy và xử lý kịp thời.

- Thiếu kinh phí cho hoạt động PCCCR: Tại nhiều địa phương kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy còn rất hạn chế; phương tiện, thiết bị thô sơ, lạc hậu,…

- Thiếu sự tham gia phối hợp của các bên liên quan: Chế độ đãi ngộ cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa động viên, khuyến khích đông đảo lực lượng tham gia của các bên liên quan như cộng đồng, quân đội và công an trên địa bàn và họ xem đó là nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng kiểm lâm.

(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn năm 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)