Xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 87)

Trong thời gian qua công tác BVR, PCCCR đã được chính quyền, các cấp Thành phố quan tâm tuy nhiên, còn thiếu tính chủ động trong thực hiện phương án PCCCR. Cần xây dựng bản đồ PCCCR cụ thể cho khu vực để theo dõi, giám sát quá trình xảy ra nhằm giúp BCH các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR các cấp chủ động hơn trong công tác QLCR, đặc biệt trong xây dựng và thực hiện các phương án PCCCR hàng năm, việc xây dựng bản đồ QLCR rất cần thiết. Trên bản đồ QLCR thể hiện được các thông tin về nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và hệ thống các công trình PCCCR, bố trí lượng PCCCR.

b. Xây dng đường băng cn la

Khi sản xuất nương rẫy, trồng rừng phải tuyệt đối tuân theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Các khu vực rừng trồng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khoanh nuôi tái sinh theo kế hoạch phải tiến hành phân chia theo các lô có ranh giới phòng cháy bởi các đường băng cản lửa. Trên địa bàn nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa chưa được các chủ rừng chấp hành tốt.

78

Do vậy đối với những diện tích rừng đã trồng nhưng chưa có đường băng cản lửa hoặc chưa thiết kế đường băng cản lửa, tiến hành phân chia rừng thành các lô, khoảnh riêng biệt bởi đường băng cản lửa. Những đường băng đó có thể là băng trắng hoặc băng xanh có tác dụng ngăn được ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây…

Trên những đường băng xanh cản lửa, cây trồng mới chỉ là Keo tai tượng nên cần bổ sung những loài cây khác như keo lá tràm, xoan đặc biệt là những loài cây bản địa (sến, lim xanh, vối, dứa bà…) để phát huy tác dụng phòng cháy và chống xói món đất.

Cần bổ xung xây dựng thêm đường băng trắng cản lửa ở những nơi chưa có điều kiện xây dựng các đường băng xanh cản lửa. N hững đường băng trắng cản lửa hiện có và khi xây dựng các đường băng mới cần thường xuyên tu bổ phát dọn, làm đất để phát huy tác dụng PCCCR nhưng cũng có thể làm xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy việc tu bổ hàng năm để phát huy tác dụng phòng cháy đồng thời không gây lãng phí và gây xói mòn rửa trôi đất. Tính về lâu dài thì việc xây dựng đường băng trắng cản lửa chi phí đầu tư có thể vẫn cao hơn xây dựng đường băng xanh. Việc xây dựng đường băng trắng cần chú ý đến địa hình đặc biệt là độ dốc [12].

- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.

- Đối với địa hình phức tạp dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông. Việc bố trí đường băng đúng hướng là góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn lửa đạt hiệu quả.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc trên 250 không được làm băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc dưới 250 chỉ được xây dựng đường băng trắng trong 1 - 2 năm đầu khi chưa có điều kiện trồng ngay cây xanh.

79

Do đó việc xây dựng đường băng cản lửa nên ưu tiên xây dựng các đường băng xanh, đồng thời tăng được tính đa dạng sinh học cho các khu rừng đặc biệt là rừng trồng thuần loài.

Như vậy một trong những biện pháp PCCCR có hiệu quả là ngay từ khi thiết kế trồng rừng phải thiết kế ngay những đường băng cản lửa. Hiện nay trên khu vực nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa theo thiết kế trồng rừng chưa được thực hiện tốt, nên cần phải bổ sung ngay các đường băng cản lửa nhất là những khu vực trồng thông, để tránh thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra. Trong quá trình xây dựng các đường băng cản lửa cần chú ý tất cả các đường băng đều phải khép kín thì mới có tác dụng ngăn lửa cao.

b. Phương pháp trng rng hn giao

Đây là biện pháp để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng trồng, những khu rừng trồng với các loài thông, bạch đàn là những loài cây có nhựa, dầu nên nguy cơ cháy rất cao. Để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng nên trồng rừng hỗn giao với các loài cây khó cháy, nếu không trồng hỗn giao thì cũng không nên trồng một loài cây trên diện tích lớn mà nên xen kẽ các lâm phần khác nhau trên diện tích đó. Như vậy sẽ hạn chế được cháy rừng xảy ra, nên lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy, việc lựa chọn loài cây phải phù hợp với điều kiện lập địa ở từng khu vực.

Khi lựa chọn các loài cây trồng xen cần lựa chọn những loài cây có giá trị kinh tế, có thể trồng thông + keo tai tượng, hoặc những loài cây bản địa như: Lim xanh, vối, sến… đây đều là những loài cây cho giá trị kinh tế cao.

Với những diện tích rừng thông thuần loài cấp tuổi ≥4, mật độ tương đối thấp, cần trồng thêm một số loài cây khác vào những khoảng trống như keo tai tượng kết hợp với việc trồng bổ sung một số loài cây bản địa dưới tán thông như: lim xanh, vối, dẻ… Đây có thể là những biện pháp tăng khả năng chống chịu với lửa rừng của các trạng thái rừng trồng mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, sinh thái.

80

c. V sinh rng

- Với những khu rừng trồng dễ cháy như thông nhựa và bạch đàn trước mùa khô các chủ rừng thực hiện những biện pháp vệ sinh rừng, thu gom thảm khô. Mục đích làm giảm lượng thực bì bao gồm cây bụi và thảm tươi xen lẫn dưới tán rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.

- Với những khu rừng mới trồng, khi cây rừng chưa khép tán có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là rừng thông nhựa, do cây bụi thảm tươi nhiều, vật liệu bị khô hanh về mùa khô, cần có những biện pháp chăm sóc để hạn chế cháy rừng như các biện pháp phát luỗng dây leo cây bụi, chăm sóc vun gốc cho cây một năm ít nhất làm 2 lần: khi mưa xuân và trước mùa khô hanh.

Việc dọn vệ sinh rừng được tiến hành như sau:

Năm thứ 1: luỗng phát 1 lần sau khi trồng rừng khoảng 3 - 4 tháng, phát toàn bộ cây bụi và thảm tươi.

Năm thứ 2: luỗng phát 2 lần; lần 1 vào trước mùa khô (tháng 3, 4), lần 2 vào đầu mùa mưa (tháng 8 ,9).

Năm thứ 3: phát 2 lần vào trước mùa khô và đầu mùa mưa Năm thứ 4: luỗng phát thực bì 1 lần vào trước mùa khô

- Đối với những diện tích rừng đang khép tán nên tiến hành các biện pháp tỉa cành để làm giảm nguồn VLC, tận thu được sản phẩm làm củi đồng thời tăng chiều cao dưới cành và duy trì khoảng cách cần thiết giữa tán cây với lớp VLC dưới đất hạn chế cháy lan mặt đất lên tán rừng.

- Cần chặt tỉa thưa theo từng giai đoạn phát triển của rừng để tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển mạnh, hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng từ đó hạn chế được nguồn VLC.

- Trên những diện tích rừng trồng có rất nhiều những loài cây bụi và cây tái sinh khó cháy như: mẫu đơn, lấu, thẩu tấu… khi phát dọn thực bì không nên phát những loài cây này.

81

d. Đốt trước vt liu cháy (đốt trước có điu khin)

Đây là biện pháp đốt trước vào thời gian trước mùa cháy rừng ở những khu rừng có nguy cơ cháy cao, dưới những yếu tố thời tiết cho phép, nhưng có sự tính toán của con người để không gây cháy rừng và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Biện pháp này sẽ tiêu diệt một số loại côn trùng có ích và nếu không có sự tính toán cẩn thận, chủ quan và thiếu kinh nghiệm sẽ dễ chuyển thành cháy rừng. Do đó, khi tiến hành đốt trước vật liệu cần phải chú ý một số vấn đề ảnh hưởng tới hiệu quả của biện pháp đốt trước. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đối với rừng thông và keo tại địa phương nghiên cứu trong quá trình đốt trước vật liệu cháy.

* Vềđiều kiện địa hình

Khi độ dốc < 260 có thể tiến hành đốt trước VLC, tuy nhiên khi có gió tốc độ đám cháy sẽ tăng lên rất nhiều gây nguy hiểm cho rừng, nên cần lưu ý điều kiện thời tiết và trạng thái rừng để tiến hành đốt trước cho thuận lợi. Còn ở những nơi có độ dốc > 260 không nên tổ chức đốt trước vật liệu cháy cho rừng trồng vì ở những khu vực này con người khó có thể kiểm soát đám cháy.

*Vềđộ ẩm VLC

Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm vật liệu cháy và khả năng cháy rừng cho thấy độ ẩm thích hợp để đốt trước là từ khoảng 16 - 25%, khi đó chiều cao ngọn lửa từ 08 - 1.1m, tốc độ cháy lan của đám cháy trung bình khoảng 0.003m/s, vật liệu cháy hết. Còn ở những điều kiện có độ ẩm vật liệu thấp hơn thì chiều cao ngọn lửa rất nguy hiểm dễ dẫn đến cháy tán nếu không được kiểm soát. Ở những khu vực có độ ẩm vật liệu trên 25% thì lượng vật liệu cháy không cháy hết, đốt trước không có hiệu quả.

* Thời gian và thời điểm tiến hành

Việc đốt trước không phải là đốt cháy hết lượng vật liệu trong rừng mà phải chọn đúng thời gian và thời điểm sao cho chỉ đốt cháy lượng vật liệu khô khoảng 30 - 70%, tránh gây thiệt hại cho cây rừng cũng như hạn chế khả

82

năng xói mòn rửa trôi của đất. Vì vậy xác định được thời gian và thời điểm đốt thích hợp là hết sức cần thiết. Qua phân tích biến đổi của thời tiết và đặc điểm vật liệu cho thấy, thời gian đốt trước vật liệu cho các khu vực nghiên cứu nên vào đầu tháng 1 và đầu tháng 9 hàng năm. Thời gian đốt nên tiến hành vào buổi sáng sớm từ 6 - 8 giờ hoặc chiều tối từ 16 - 17h30 vì lúc này thời tiết tương đối thuận lợi, thời điểm này gió thường nhỏ nên dễ khống chế đám cháy và chiều cao ngọn lửa.

- Điều kiện thời tiết

Gió là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lan tràn của đám cháy, do đó khi tiến hành đốt trước cần chú ý đến hướng gió và tốc độ gió. Hướng gió được xác định để quyết định hướng đốt trước, vì điểm khởi đầu của đốt trước phụ thuộc vào hướng gió và việc bố trí lực lượng để chuẩn bị việc dập lửa cháy lan. Tốc độ gió ảnh hưởng lớn đến tốc độ cháy lan của đám cháy, việc đốt trước phải chọn thời điểm gió có tốc độ <3m/s. Việc xác định tốc độ gió theo phương pháp của Beaufort [17]. Khi tốc độ gió trong khoảng 0 - 3m/s việc đốt trước tương đối thuận lợi. Khi tốc độ gió lớn hơn 3m/s (hay gió ở cấp IV) thì không nên tiến hành đốt trước.

- Xác định diện tích đốt trước

Diện tích đốt trước phải nằm trong vùng trọng điểm cháy, không phải tiến hành đốt trước toàn bộ diện tích rừng nằm trong vùng trọng điểm cháy mà chỉ cần đốt trước từ 30 - 50% diện tích, diện tích còn lại để năm sau tiến hành đốt tiếp. Trong khu vực nghiên cứu diện tích đốt trước ưu tiên diện tích rừng trồng thông, còn rừng trồng keo khả năng cháy thấp hơn.

- Một số lưu ý khi tiến hành đốt trước

+ Cần phát luỗng dây leo dễ cháy, tỉa cành… để tránh khả năng cháy tán. + Trước khi tiến hành đốt trước cần tiến hành đốt thử trên diện tích nhỏ (khoảng 50m2) để kiểm tra mức độ bắt lửa, tốc độ lan tràn, chiều cao… của đám cháy. Từ đó làm cơ sở cho việc đốt trước có hiệu quả hay không?

83

+ Khi chiều cao ngọn lửa vượt quá mức cho phép thì cần tạm dừng ngay việc đốt thử.

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và lực lượng phục vụ cho việc đốt trước. + Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong khi tiến hành đốt trước. + Sau khi đốt cần phải canh phòng cẩn thận đề phòng còn tàn lửa gây cháy cho các khu rừng khác và tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.

3.5.4. Gii pháp v kinh tế - xã hi

* Nâng cao dân trí cho người dân về quản lý bảo vệ rừng

Để nâng cao dân trí cho người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý cháy rừng nói riêng cần phải thực hiện xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng.

Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người dân về vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường như: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, điều tiết khí hậu...Từ việc tuyên truyền làm cho người dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR nói riêng và quản lý bảo vệ rừng nói chung.

* Xây dựng các chính sách ưu tiên cho người dân sống gần rừng

Đời sống của người dân sống gần rừng thường còn nhiều khó khăn, cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách ưu tiên để cho họ có cuộc sống ổn định, đời sống được nâng cao, từ đó để cho họ có ý thức bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.

- Có cơ chế phù hợp thu mua các sản phẩm đầu ra từ rừng của người dân để họ yên tâm gắn bó, làm giàu trên diện tích rừng đã được giao khoán, bảo vệ. Đồng thời chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác khuyến Nông - Lâm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để người dân có kiến thức tốt nhất trong việc kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đối với những chủ hộ có diện tích đất rừng lớn cần xây dựng những chính sách, quy định cụ thể trong việc đầu tư trang thiết bị và các công trình phòng cháy tốt (đường băng cản lửa). Để từ đó giảm bớt thiệt hại do cháy rừng gây ra.

84

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian điều tra thực tế tại địa bàn thành phố Đồng Hới, kết hợp với những thông tin do địa phương cung cấp và các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đưa ra kết luận sau:

1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

- Thành phố Đồng Hới có tổng diện tích tự nhiên 15.570,5 ha; diện tích đất lâm nghiệp 8.621,11 ha, chiếm 55,37% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó: Diện tích có rừng 6.153,20 ha (bao gồm rừng tự nhiên 2.403,3 ha, rừng trồng đã thành rừng 2.260,20 ha, rừng trồng chưa thành rừng 1.489,69 ha); đất trống chưa có rừng 2.467,91ha. Đây vừa là thuận lợi trong việc tạo môi trường sinh thái an toàn cho huyện để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, song cũng khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng cho thành phố.

- Từ năm 2015- 2019, có 4 năm xảy ra cháy, chỉ duy nhất năm 2017 không xảy ra cháy rừng. Tổng diện tích bị cháy trong giai đoạn 2015- 2019 là 33,18 ha, xuất hiện 51 điểm phát lửa. Diện tích cháy lớn nhất là 28,66 ha (năm 2015). Rừng trồng là đối tượng rừng dễ bị cháy nhất trong các loại rừng, tại khu vực nghiên cứu. Tổng diện tích rừng trồng bị cháy trong giai đoạn 2015 -2019 là 33,18 ha, xuất hiện 42 điểm phát lửa. Các vụ cháy tập trung chủ yếu ở rừng thông và rừng keo, các loại rừng còn lại ít có khả năng cháy. Đối với rừng keo và rừng thông nhựa chủ yếu tập trung các vùng xa dân cư, nằm ở địa hình tương đối dốc và khó khăn trong việc tiếp cận, chính vì vậy khi xảy ra cháy rừng thì diện tích cháy tương đối lớn, khó kiểm soát.

1.2. Nguyên nhân gây cháy rừng:

+ Nguyên nhân trực tiếp:

- Hoạt động phục vụ cho sinh kế của người dân, họ đi vào rừng săn bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)