Thực trạng công tác phòng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 73)

giai đoạn 2015 - 2019 3.4.1. Các công tác phòng chng cháy rng chđạo 3.4.1.1. Tổ chức lực lượng cán bộ PCCCR a. Cơ cu t chc và lc lượng PCCCR trên địa bàn thành phĐồng Hi Sơ đồ 3.1: Sơđồ t chc BVR & PCCCR thành phĐồng Hi

Sơ đồ trên cho thấy về cơ cấu tổ chức để điều hành và lực lượng tham gia của công tác PCCCR luôn gắn liến với nhau và phải phối hợp chắt chẻ khi có cháy rừng xảy ra mới mang lại hiệu quả cao.

Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCR thành phố Hạt Kiểm lâm Thành phố Ban Chỉ huy BVR - PCCCR xã, phường Kiểm lâm địa bàn Công an và Quân đội thành phố Chủ rừng Tổđội PCCR

64

b. T chc lc lượng chuyên ngành qun lý cháy rng

Hạt kiểm lâm Đồng Hới là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR- PCCCR thành phố, tham mưu trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác PCCCR và thực hiện nhiệm vụ quản lý cháy rừng trên địa bàn.

Sơđồ 3.2: T chc b máy Ht Kim lâm Đồng Hi

Hạt Kiểm lâm đã triển khai 08 cán bộ kiểm lâm về phụ trách địa bàn 10 xã/phường có rừng. Hơn 20 năm, sau khi triển khai về công tác tại địa bàn xã/phường, kiểm lâm địa bàn đã làm tốt chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương và vai trò kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các chủ rừng về quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR tại cơ sở. Tham mưu trực tiếp cho chủ tịch UBND cấp xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn cộng đồng, người dân xây dựng quy ước bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân là chủ rừng về bảo vệ và phát triển rừng và xây dựng phương án PCCCR; tổ chức các cuộc họp thôn/tổ dân phố phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về quản lý, bảo vệ

Hạt Kiểm lâm

Trạm KL Quang Phú

Tổ KLCĐ và PCCCR

Cơ quan văn phòng Hạt (các bộ phận) Trạm Kiểm lâm Phú

Quý

Kiểm lâm địa bàn

65

rừng và tổ chức tổ đội xung kích PCCCR. Khi có cháy rừng xẩy ra trên địa bàn mình phụ trách, Kiểm lâm địa bàn kịp thời báo cáo thường trực UBND xã/phường và tổ chức huy động lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy rừng kịp thời. Trường hợp cháy lớn xảy ra, kiểm lâm địa bàn điện thoại báo cáo tình hình và đề nghị Hạt trưởng kiểm lâm kịp thời huy động lực lượng liên ngành của thành phố và lực lượng cơ động PCCCR của tỉnh trong trường hợp khẩn cấp. Ở các xã/phường thuộc vùng trọng điểm cháy rừng, vào mùa cháy kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám thôn/tổ dân phố và các chủ rừng, theo dõi thời tiết dự báo chuyên ngành, dự tính cấp cháy trong ngày và ngày sau, đồng thời thông báo trên hệ thống loa truyền thanh xã/phường về cảnh báo cháy rừng cho mọi người biết để có biện pháp chuẩn bị chữa cháy rừng khi có tình huống xảy ra. Tuy vậy, công tác quản lý cháy rừng của cơ quan chuyên ngành vẩn bộc lộ một số tồn tại nhất định, cụ thể là:

Đội ngũ cán bộ còn thiếu nhất là cán bộ chuyên trách PCCCR, trang thiết bị còn quá thiếu thốn, mang tính thô sơ. Thành viên của các Ban chỉ huy PCCCR, các tổ, đội BVR- PCCCR ở cơ sở chưa có chính sách, chế độ hỗ trợ, đãi ngộ để khuyến khích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện, dụng cụ và trang thiết bị PCCCR.

Lực lượng PCCCR được tổ chức gồm 3 cấp cơ bản và có sự phối kết hợp với nhau trong công tác PCCCR Cụ thể:

- Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác BVR và PCCCR trên địa bàn thành phố, điều hành mọi hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR ở các xã, phường, các cơ quan đơn vị và chủ rừng trên địa bàn. Điều động lực lượng để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và chữa cháy rừng khi cần thiết.

66

tốt công tác PCCCR, Hạt Kiểm lâm thành phố Đồng Hới là cơ quan trực tiếp tham mưu, phối hợp với các lực lượng Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn để tham gia công tác chữa cháy rừng khi cháy rừng xảy ra.

- Các chủ rừng và tổ đội phòng chống cháy rừng (PCCR) tại các xã phường, đây là mạng lưới trực tiếp tại cơ sở nắm bắt tình hình PCCR và là cầu nối rất quan trọng về công tác PCCR.

Về bố trí lực lượng PCCCR:

Ủy ban nhân dân thành phố: đứng đầu Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác BVR - PCCCR cấp thành phố, quản lí Nhà nước về đất đai và tài nguyên rừng theo phân cấp, quản lí các nguồn lực trên địa bàn thành phố.

Hạt Kiểm lâm thành phố là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR thành phố về các vấn đề liên quan.

Ban chỉ huy Quân sự thành phố có trách nhiệm tổ chức lực lượng quân đội phối hợp với các lực lượng khác tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Công an thành phố có trách nhiệm tổ chức lực lượng Công an để phối hợp với các lực lượng liên ngành thành phố để huy động lực lượng, phương tiện thuộc Công an thành phố quản lý để tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, xác minh làm rõ nguyên nhân cháy rừng.

Các Phòng, Ban liên quan: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch về tài chính, chuẩn bị về kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo phát triển kinh tế rừng gắn với công tác BVR và PCCCR trên địa bàn thành phố.

Uỷ ban nhân dân các xã, phường có rừng: Quản lí Nhà nước về PCCCR theo phân cấp, đứng đầu Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR cấp xã, phường quản lý nguồn lực phục vụ công tác PCCCR tại địa phương. Chi nhánh Lâm trường Đồng Hới, Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới: Chủ thể quản lí tài nguyên rừng có quy mô lớn; Có lực lượng chuyên trách BVR – PCCCR. Có trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ rừng trong địa bàn quản lý.

67

Hộ gia đình nhận rừng (chủ rừng): Lực lượng tại chỗ đông đảo nhất tại địa bàn tham gia công tác PCCCR.

Tổ chức chính trị - xã hội: Tự nguyện tham gia theo khả năng uy tín và vị trí trong xã hội, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành điều động để cùng các lực lượng khác tham gia công tác PCCCR.

3.4.1.2. Sự phối kết hợp với các tổ chức trong công tác PCCCR

Trong công tác PCCCR thì sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành là rất quan trọng, các cơ quan và chức năng phối hợp được thể hiện cụ thể như sau:

* Ht kim lâm thành ph:

- Lực lượng kiểm lâm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy PCCCR và các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR; thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định PCCCR, kỹ thuật sản xuất nương rẫy; thực hiện tốt việc cảnh báo, dự báo và kiểm soát lửa rừng kịp thời tới từng nơi trọng điểm cháy; chỉ đạo các trạm dự báo để cung cấp tin tức dự báo cấp cháy chính xác cho từng vùng; mua sắm dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho PCCCR.

- Phối kết hợp cùng với công an phòng cháy chữa cháy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện PCCCR trên địa bàn và có định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá việc PCCCR.

- Kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm quy định PCCCR.

* Công an và Ban Ch huy Quân s thành ph:

- Ban chỉ huy Quân sự thành phố chỉ đạo các đơn vị dân quân tự vệ ở các xã, các khu dân cư có kế hoạch phối hợp chỉ đạo công tác PCCCR ở cơ sở. Khi có cháy rừng xảy ra phải huy động tối đa lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng khác nhanh chóng dập tắt không để cháy lan.

- Lực lượng công an phối kết hợp cùng lực lượng kiểm lâm phát hiện hoặc tiếp nhận để điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực PCCCR.

68

* Phòng Nông nghip Phát trin nông thôn và phòng Tài nguyên

Môi trường:

- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, giúp UBND Huyện lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND Huyện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã thực hiện các công việc trên theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển sản xuất, rừng phòng hộ, các dự án lâm nghiệp xã hội, xây dựng và phát triển nông thôn miền núi trên địa bàn huyện.

* Phòng Văn hóa thông tin và Đài truyn thanh truyn hình huyn:

- Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc PCCCR để mọi người dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo vệ rừng và PCCCR.

- Kịp thời thông báo tới các Đài phát thanh địa phương về cảnh báo, cấp dự báo cháy rừng. Nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc bảo vệ rừng và PCCCR để mọi người dân học tập.

* Các ban ngành có liên quan MTTQ, Hi Nông dân, Hi Ph n,

Đoàn Thanh niên…

Có kế hoạch tổ chức vận động hội viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân tích cực tham gia học tập các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR.

Nếu đám cháy có mức độ vượt quá tầm kiểm soát của BCH PCCCR cấp huyện, xã thì có sự chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ chủ rừng chữa cháy rừng như sau:

69

Sơ đồ 3.3. Sơđồ chđạo phi hp gia các lc lượng cha cháy rng

Theo sơ đồ trên, trường hợp khi có cháy lớn vượt khỏi tầm kiểm soát của địa phương, đơn vị. BCH các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCCR của thành phố sẽ điều động lực lượng, phương tiện phối hợp liên ngành trong công tác PCCCR. Vì vậy các vụ cháy rừng xảy ra đều được cứu chữa kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.

Nhìn chung mối quan hệ phối hợp trong công tác PCCCR trên địa bàn thành phố Đồng Hới được thực hiện tương đối chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và các chủ rừng, vì vậy đã hạn chế được số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

70

3.4.2. Mt s lut và văn bn liên quan đến công tác PCCCR

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng tới công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR. Do vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác PCCCR nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Quảng Bình và UBND thành phố Đồng Hới cũng đã có nhiều công văn và chỉ thị về công tác PCCCR.

Các văn bản chính sách có liên quan đến công tác PCCCR bao gồm một số văn bản sau:

Bảng 3.12. Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến PCCCR TT Một số văn bản luật và dưới luật

1 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

2 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

3 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phòng cháy chữa cháy rừng.

4 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

5 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

6 Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng cháy và chữa cháy rừng.

7

Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

7

Chỉ thị số 75/2002/CT-BNN ngày 15/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

71

TT Một số văn bản luật và dưới luật

8 Quyết định số 86/1998/QĐ-TTg ngày 21/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập BCĐ Trung ương về phòng cháy, chữa cháy rừng. 9 Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

10

Thông tư liên tịch số 133/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 06/12/2002 của Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng.

11

Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 03/08/2005 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCCR.

12 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ NN&PTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

14

Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng, quản lý đất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

15

Quyết định số 4534/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

(Nguồn: Hạt kiểm lâm thành phốĐồng Hới cung cấp năm 2020)

Kết quả điều tra cho thấy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng. Việc ban hành các văn bản luật và dưới luật về công tác BV&PTR, công tác PCCCR là những căn cứ pháp lý quan trọng để các lực lượng chức năng, cán bộ và nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, PCCCR.

72

rất quan tâm đến công tác PCCCR, đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị quyết định liên quan đến công tác PCCCR. Hạt kiểm lâm thành phố Đồng Hới thường xuyên tham mưu cho UBND thành phố Đồng Hới về việc ra các quyết định liên quan đến công tác PCCCR.

3.4.3. Các bin pháp k thut PCCCR ti địa phương

Các biện pháp kỹ thuật PCCCR gồm nhiều hệ thống PCCCR khác nhau:

* Đốt trước vật liệu cháy có sự kiểm soát:

Vào đầu mùa khô hàng năm, UBND thành phố ra chỉ thị cho các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR trong đó biện pháp cụ thể được các chủ rừng triển khai thực hiện như: Dọn thực bì dưới tán rừng và đốt trước, thu gom vật liệu cháy nhằm làm giảm khối lượng vật liệu cháy ở những khu rừng chưa làm vệ sinh. Biện pháp này chủ yếu áp dụng đối với các diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý và đạt hiệu quả cao trong công tác phòng cháy rừng.

* Đường băng cản lửa: Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)