Nguyên nhân gây cháy rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 94 - 96)

1. Kết luận

1.2. Nguyên nhân gây cháy rừng:

+ Nguyên nhân trực tiếp:

- Hoạt động phục vụ cho sinh kế của người dân, họ đi vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thu mật ong, hái rau....

85

- Đốt rừng làm rẫy, đốt đồng cỏ chăn nuôi gia súc..

- Thù hằn cá nhân: một số đối tượng do mâu thuẫn quyền lợi, hoặc bị bắt lâm sản do khai thác trái phép rồi đốt rừng để trả thù.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Nguyên nhân gián tiếp

- Phương án PCCCR chưa hợp lý.

- Thiếu kinh phí cho hoạt động PCCCR: Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm đám cháy còn hạn chế:

- Thiếu sự tham gia phối hợp của các bên liên quan.

1.3. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng.

* Các yếu tố về khí hậu ảnh hưởng đến cháy rừng.

Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, lượng mưa hàng năm bình quân 2.450 mm, nhiệt độ trung bình từ 230C- 240C.

Do đặc điểm của vùng khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu có liên quan mật thiết với đặc điểm của điều kiện khí hậu, trong đó quan trọng nhất là đặc điểm chế độ nhiệt, mưa ẩm và gió. Cháy rừng ở bắt đầu xảy ra vào tháng 4 và kết thúc vào khoảng tháng 9, khác với các năm trước đây. Đặc biệt các tháng 5 đến tháng 8 là 4 tháng có số vụ cháy rừng xảy ra nhiều nhất, bởi vì các tháng này nhiệt độ cao năng nóng và kết hợp với gió tây nam (gió lào), ngoài ra đây là thời điểm du khách thăm quan nhiều, học sinh nghỉ hè.

* Diện tích rừng trồng tăng và rừng thuần loài.

- Diện tích rừng trồng tăng.

- Phương thức trồng rừng truyền thống là thuần loại.

- Thiếu sự hợp tác của các chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó có PCCCR.

* Các yếu tố kinh tếảnh hưởng đến cháy rừng

86

- Đi lấy mật bằng việc đốt ong, thu hái các lâm sản phụ dưới tán rừng. - Xử lý thực bì rừng trồng.

- Đốt rừng hoặc đốt nương rẫy nguyên nhân dẫn đến cháy rừng.

* Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng

- Văn hóa thờ cúng và tâm linh của người dân thành phố. - Người dân chưa hiểu các điều cấm lửa khi vào rừng.

- Thiếu sự liên kết trong công tác bảo vệ rừng trồng của các chủ rừng. - Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Tóm li: Các yếu tố khí hậu (lượng mưa, gió nóng) có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến cháy rừng và rất khó khắc phục (có 92,3% ý kiến đồng ý), bởi vì nó thuộc điều kiện tự nhiên; các yếu tố rừng trồng (diện tích tăng, trồng rừng thuần loài...) và các hoạt động mưu sinh (đốt rẫy, đốt ong, khai thác phế liệu…) cũng có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến cháy rừng, tuy nhiên có thể khắc phục được (có từ 88-96% ý kiến đồng ý), bởi vì đây là những nhân tố kinh tế ở các địa phương ít nhiều có tác động đến nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)