Các biện pháp kỹ thuật PCCCR tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 82)

Các biện pháp kỹ thuật PCCCR gồm nhiều hệ thống PCCCR khác nhau:

* Đốt trước vật liệu cháy có sự kiểm soát:

Vào đầu mùa khô hàng năm, UBND thành phố ra chỉ thị cho các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR trong đó biện pháp cụ thể được các chủ rừng triển khai thực hiện như: Dọn thực bì dưới tán rừng và đốt trước, thu gom vật liệu cháy nhằm làm giảm khối lượng vật liệu cháy ở những khu rừng chưa làm vệ sinh. Biện pháp này chủ yếu áp dụng đối với các diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý và đạt hiệu quả cao trong công tác phòng cháy rừng.

* Đường băng cản lửa: Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cháy rừng gây ra khi thiết kế và thi công trồng rừng nhất thiết phải có công trình phòng cháy gồm: Xây dựng đường băng trắng (Có thể tận dụng đất trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả) từ 1-3 năm đầu, đường băng xanh (bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi đất...) Những vùng rừng tập trung quy mô lớn đã có hệ thống đường băng hoàn chỉnh, xây dựng băng xanh kết cấu hỗn giao với nhiều cây bản địa không rụng lá vào mùa cháy, thành phố hiện nay có khoảng 35 km đường băng cản lửa. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống đường băng trên địa bàn chỉ phát huy tác dụng ngăn lửa lan tràn đối với trường hợp gió không lớn. Ngoài ra, do không tu sửa hàng năm nên một số hệ thống đường băng bị xuống cấp, chưa phát huy hết tác dụng.

* Chòi quan sát lửa rừng: toàn thành phố hiện tại 8 chòi canh lửa, chủ yếu tập trung ở địa bàn Chi nhánh Lâm trường Đồng Hới, tại các chòi canh đều bố trí kẻng báo khi có cháy rừng xảy ra. Tuy nhiên, số lượng chòi canh còn ít chưa đáp ứng đủ yêu cầu, do kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR còn hạn hẹp.

73

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, trong thời gian vừa qua, công tác PCCCR trên địa bàn thành phố đã có những kết quả tốt.

Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, phối hợp giữa các lực lượng trong PCCCR đã có nhiều điểm chuyển biến tích cực, từng bước củng cố và xây dựng hệ thống các công trình PCCCR.

Cán bộ và nhân dân đã nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, tham gia phòng và chữa cháy rừng có hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.

Bên cạnh đó công tác PCCCR trên địa bàn nói chung vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập, đó là:

- Chưa có quy hoạch thống nhất từ thành phố đến các xã, phường về công tác PCCCR.

- Chưa có hội nghị chuyên đề về PCCCR trên địa bàn thành phố để có ký cam kết về trách nhiệm các bên có liên quan

- Các công trình PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc PCCCR hiện nay.

- Chưa có đủ trang bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cần thiết phục vụ cho công tác PCCCR.

- Chưa có diễn tập với quy mô lớn để phối hợp các ban ngành trên địa bàn thành phố khi có cháy rững xảy ra

3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác PCCCR tại thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình. công tác PCCCR tại thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

3.5.1. Thun li

- Địa phương đã biết áp dụng các phương pháp lâm sinh trồng rừng hỗn giao, đốt dọn thực bì, giảm vật liệu cháy rừng, xây dựng các đường băng cản lửa để hạn chế cháy lan.

-Công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy của chính quyền nhà nước đã được tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là người dân tại các xã/phường trọng điểm trong khu vực dễ xảy ra cháy rừng.

74

- Thành lập được các tổ chức đội, các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách cùng tham gia PCCCR.

- Cán bộ chuyên trách đã qua các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong công tác PCCCR.

- Có sự phối hợp nhanh chóng và kịp thời giữa lực lượng nhân dân và chính quyền trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Đã tiến hành thực hiện được các biện pháp ngăn chặn cháy rừng xảy ra như: Huy động nhân dân phối hợp cùng cán bộ phát đường băng cản lửa, xử lý các vật liệu dễ cháy....

3.5.2. Khó khăn

- Địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt nhiều bờ sông suối, đồi núi với độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn; thời tiết nắng nóng, ít mưa, khô hạn kéo dài nên nguy cơ xảy ra cháy rừng vào mùa khô là rất cao.

- Vẫn còn một số ít những thành phần ý thức kém, không tuân thủ các quy tắc của nhà nước về PCCCR nên vẫn xảy ra một số trường hợp cháy rừng do đốt nương, chăn thả gia súc.

- Các chính sách về QLBVR và PCCCR chưa thực sự đến được với người dân và việc tổ chức thực hiện chính sách còn chậm.

- Kinh phí dành cho công tác PCCCR còn hạn chế.

3.5.3. Mt s gii pháp góp phn cho công tác PCCCR ti địa bàn nghiên cu

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc; đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng, đặc điểm về điều kiện khí tượng, đặc điểm địa hình cùng thực trạng công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài đề xuất một số giải pháp về tổ chức-thể chế; kỹ thuật và kinh tế xã hội nhằm làm tốt hơn nữa công tác quản lý cháy rừng ở địa phương. Đặc biệt đề tài sẽ đề xuất cụ thể hơn các biện pháp thuộc vấn đề quản lý VLC.

3.5.3.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng phải là có các hình thức, phương tiện tuyên truyền thích hợp có hiệu quả để truyền đạt tới tận các địa bàn

75

dân cư nhằm từng bước thay đổi, chuyển biến nhận thức của người dân, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác PCCCR nói riêng thành sự nghiệp của hệ thống chính trị và toàn dân.

+ Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tập san chuyên ngành bằng cách đưa các thông tin liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn như phổ biến pháp luật về BVR - PCCCR, những hoạt động của công tác bảo vệ rừng, gương người tốt việc tốt,...

- Tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh trên các vùng dân cư trọng điểm, tổ chức họp dân để tuyên truyền, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng.

- Sử dụng các loại áp phích, tờ rơi về BVR - PCCCR hàng năm để cấp phát cho cộng đồng dân cư.

- Tổ chức các cuộc thi, hội diễn trong các giới, các đoàn thể học sinh, sinh viên để đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.

+ Nội dung tuyên truyền

Triển khai quán triệt đầy đủ các nội dung cần tuyên truyền chủ yếu, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ rừng - PCCCR, cụ thể: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - PTNT về việc tăng cường các biện pháp PCCCR, các Chỉ thị, Công điện của UBND tỉnh, thành phố về công tác PCCCR.

+ Tổ chức tập huấn, diễn tập công tác chữa cháy rừng

Hàng năm tổ chức diễn tập, tập huấn kỹ thuật chữa cháy rừng cho các đơn vị, tổ đội quần chúng chữa cháy rừng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng được công nghệ chữa cháy rừng hiện đại. Trong đó, chú trọng tập huấn cho lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR ở cơ sở.

76 + Xã hội hoá công tác PCCCR

Xã hội hoá lâm nghiệp là xu hướng chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xã hội hoá nghề rừng là huy động mọi nguồn lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đang được hết sức chú trọng. Để mọi khu rừng đều có chủ thực sự và dưới sự quản lý chung của Nhà nước. Khi người dân trong tay đã có tư liệu sản xuất, là người chủ của đất, của rừng thì họ sẽ có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng nói chung cũng như tham gia tích cực PCCCR nói riêng.

3.5.3.2. Giải pháp về tổ chức - thể chế

* Về tổ chức lực lượng PCCCR

Trên cơ sở thành phố đã thành lập Ban chỉ huy PCCCR, kết hợp với quá trình nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức thực hiện để cho công tác PCCCR đạt hiệu quả cao như sau:

- Đối với cấp tỉnh: thành lập ban chỉ đạo Ban chỉ đạo PCCCR, bố trí cán bộ có chuyên môn về công tác bảo vệ rừng để chỉ đạo công tác PCCCR. Hàng năm cần có những đề xuất rõ phương án PCCCR phù hợp với từng địa phương, từng trạng thái rừng cụ thể và phương án đó phải được lồng ghép vào phương án PCCCR chung cho tỉnh.

- Cấp thành phố: Hạt kiểm lâm là cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCCCR, xây dựng và lập kế hoạch thực hiện phương án PCCCR; tổ chức kiểm tra các phương án PCCCR theo định kỳ của các cơ quan quản lý rừng và các chủ rừng lớn. Giao cho cán bộ chuyên trách có nghiệp vụ ở Hạt kiểm lâm theo dõi và tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp phường, các cơ quan quản lý rừng và chủ rừng trên địa bàn những kỹ năng cơ bản về PCCCR. Hàng tháng phải có báo cáo định kỳ lên cấp trên để kịp thời giải quyết những khó khăn và có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

- Cấp phường/ xã: Cán bộ tham gia công tác PCCCR cấp thị trấn, xã, các chủ rừng có diện tích rừng lớn cần được tập huấn những kỹ thuật cơ bản về quản lý nguồn VLC, về công tác PCCCR, thường xuyên có những trao đổi, báo cáo với ban chỉ huy PCCCR cấp trên để nắm rõ tình hình, nắm thông tin để kịp thời xử lý.

77 * Về thể chế

- Cần có những văn bản quy định cụ thể về PCCCR, quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia vào công tác PCCCR từng cấp.

- Có những văn bản cụ thể quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải làm để hạn chế đến mức tối đa không để cháy rừng xảy ra.

- Có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ những người đã cung cấp thông tin, tố cáo những cá nhân, tổ chức do vô tình hoặc cố ý đã gây lên cháy rừng.

- Mỗi đơn vị thị trấn, xã, thôn bản nơi có nhiều rừng cần xây dựng những quy định cụ thể khi vào rừng.

- Từng thị trấn, xã có rừng và đất rừng, không phân biệt diện tích lớn hay nhỏ, cần có cán bộ chuyên trách về Lâm nghiệp được đào tạo bài bản và có chế độ lương, phụ cấp phù hợp.

3.5.3.3. Giải pháp về kỹ thuật

a. Xây dng bn đồ qun lý cháy rng

Trong thời gian qua công tác BVR, PCCCR đã được chính quyền, các cấp Thành phố quan tâm tuy nhiên, còn thiếu tính chủ động trong thực hiện phương án PCCCR. Cần xây dựng bản đồ PCCCR cụ thể cho khu vực để theo dõi, giám sát quá trình xảy ra nhằm giúp BCH các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR các cấp chủ động hơn trong công tác QLCR, đặc biệt trong xây dựng và thực hiện các phương án PCCCR hàng năm, việc xây dựng bản đồ QLCR rất cần thiết. Trên bản đồ QLCR thể hiện được các thông tin về nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và hệ thống các công trình PCCCR, bố trí lượng PCCCR.

b. Xây dng đường băng cn la

Khi sản xuất nương rẫy, trồng rừng phải tuyệt đối tuân theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Các khu vực rừng trồng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khoanh nuôi tái sinh theo kế hoạch phải tiến hành phân chia theo các lô có ranh giới phòng cháy bởi các đường băng cản lửa. Trên địa bàn nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa chưa được các chủ rừng chấp hành tốt.

78

Do vậy đối với những diện tích rừng đã trồng nhưng chưa có đường băng cản lửa hoặc chưa thiết kế đường băng cản lửa, tiến hành phân chia rừng thành các lô, khoảnh riêng biệt bởi đường băng cản lửa. Những đường băng đó có thể là băng trắng hoặc băng xanh có tác dụng ngăn được ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây…

Trên những đường băng xanh cản lửa, cây trồng mới chỉ là Keo tai tượng nên cần bổ sung những loài cây khác như keo lá tràm, xoan đặc biệt là những loài cây bản địa (sến, lim xanh, vối, dứa bà…) để phát huy tác dụng phòng cháy và chống xói món đất.

Cần bổ xung xây dựng thêm đường băng trắng cản lửa ở những nơi chưa có điều kiện xây dựng các đường băng xanh cản lửa. N hững đường băng trắng cản lửa hiện có và khi xây dựng các đường băng mới cần thường xuyên tu bổ phát dọn, làm đất để phát huy tác dụng PCCCR nhưng cũng có thể làm xói mòn rửa trôi đất. Vì vậy việc tu bổ hàng năm để phát huy tác dụng phòng cháy đồng thời không gây lãng phí và gây xói mòn rửa trôi đất. Tính về lâu dài thì việc xây dựng đường băng trắng cản lửa chi phí đầu tư có thể vẫn cao hơn xây dựng đường băng xanh. Việc xây dựng đường băng trắng cần chú ý đến địa hình đặc biệt là độ dốc [12].

- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.

- Đối với địa hình phức tạp dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông. Việc bố trí đường băng đúng hướng là góp phần tích cực phát huy khả năng ngăn lửa đạt hiệu quả.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc trên 250 không được làm băng trắng, mà phải trồng băng xanh cùng với việc trồng rừng trong năm đó, để chống xói mòn, rửa trôi đất, làm mất nguồn đất màu mỡ.

- Những nơi rừng trồng có độ dốc dưới 250 chỉ được xây dựng đường băng trắng trong 1 - 2 năm đầu khi chưa có điều kiện trồng ngay cây xanh.

79

Do đó việc xây dựng đường băng cản lửa nên ưu tiên xây dựng các đường băng xanh, đồng thời tăng được tính đa dạng sinh học cho các khu rừng đặc biệt là rừng trồng thuần loài.

Như vậy một trong những biện pháp PCCCR có hiệu quả là ngay từ khi thiết kế trồng rừng phải thiết kế ngay những đường băng cản lửa. Hiện nay trên khu vực nghiên cứu việc xây dựng các đường băng cản lửa theo thiết kế trồng rừng chưa được thực hiện tốt, nên cần phải bổ sung ngay các đường băng cản lửa nhất là những khu vực trồng thông, để tránh thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra. Trong quá trình xây dựng các đường băng cản lửa cần chú ý tất cả các đường băng đều phải khép kín thì mới có tác dụng ngăn lửa cao.

b. Phương pháp trng rng hn giao

Đây là biện pháp để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng trồng, những khu rừng trồng với các loài thông, bạch đàn là những loài cây có nhựa, dầu nên nguy cơ cháy rất cao. Để nâng cao khả năng chống chịu lửa cho rừng nên trồng rừng hỗn giao với các loài cây khó cháy, nếu không trồng hỗn giao thì cũng không nên trồng một loài cây trên diện tích lớn mà nên xen kẽ các lâm phần khác nhau trên diện tích đó. Như vậy sẽ hạn chế được cháy rừng xảy ra, nên lựa chọn những loài cây có khả năng phòng cháy, việc lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)