59
Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn. Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ ôxy, nguồn nhiệt. Tuy nhiên, đề tài quan tâm chủ yếu đến hai dạng VLC là VL khô và VL tươi dễ cháy dưới tán rừng.
Đối với khu vực nghiên cứu, ảnh huởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thuờng kéo dài đã tạo điều kiện cho lớp thảm tuơi, cây bụi phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, vào mùa khô gió Tây Nam thổi mạnh, mang đặc tính khô hanh, đây cũng là khoảng thời gian có nhiệt độ không khí cao nhất trong năm, mưa ít đã làm cho VLC khô khá nhanh, dẫn đến khối luợng VLC khô tăng cao. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn, là mối nguy hiểm lớn, rất dễ xảy ra cháy rừng. Kết quả điều tra VLC dưới các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Thành phần và khối lượng VLC ở các trạng thái rừng STT Trạng thái rừng Khối lượng VLC ( tấn/ha) Tổng (tấn/ha) VL khô dễ cháy VL tươi khó cháy 1 Thông non 1.66 12.65 14.31 2 Keo non 1.3 2.9 4.2 3 Thông lớn tuổi 5.83 14.35 20.18 4 Keo lớn tuổi 2.7 5.7 8.4 5 Bạch đàn 3.4 4.8 8.2 6 Thông + Keo 6.31 18.32 24.63 7 Keo+Bạch đàn 4.54 4.3 8.84 Qua bảng 3.10, ta thấy:
60
Khối lượng VLC ở các trạng thái rừng có sự biến động khá lớn.
Ở rừng trồng thông lớn tuổi (> 10 tuổi) và hỗn giao thông + keo, lượng VLC khá nhiều (trong khoảng 20.18 đến 24.63 tấn/ ha). Ở trạng thái rừng trồng thông non (< 5 năm) cũng có Mvlc khá lớn (14.31 tấn/ ha). Nhìn chung, ở trạng thái rừng này có độ tàn che nhỏ nên cây bụi thảm tươi phát triển mạnh làm tăng Mvlc.
Phần lớn các trạng thái rừng tự nhiên có lượng VLC thấp (2.5- 5.2 tấn/ ha). Rừng trồng keo non có khối lượng VLC tương đối thấp (4.2 tấn/ha), do lâm phần này thường được các chủ rừng quan tâm và có những biện pháp tác động tới lớp thảm tươi cây bụi.
Qua kết qua điều tra thực tế về hiện trạng của khối lượng vật liệu cháy tại khu vực nghiên cứu cho thấy:
- Sự phân bố của nguồn vật liệu cháy ở rừng keo và thông là không đồng đều; phần lớn số diện tích rừng được trồng trên đất lâm nghiệp không có rừng, đất chua, đất xấu, tầng đất mỏng và thoát nước mạnh, diện tích còn lại chủ yếu phân bố trên địa hình tương đối dốc đến vùng có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh, sự bố của thảm thực vật tầng cây bụi, lớp thảm tươi không đều, nguy cơ cháy xuất hiện cháy rừng rất cao.
- Với mỗi loài cây khác nhau thì khối lượng vật liệu cháy cũng như khả năng bén lửa cũng có sự khác nhau. Đối với tuổi rừng nhỏ thì khối lượng vật liệu cháy rừng ít, đó là do quá trình rụng lá và tỉa thưa tự nhiên của chúng diễn ra chậm, theo thời gian khối lượng vật liệu cháy sẽ tăng nhanh dần theo tuổi rừng và được tích tụ lại dưới tán cây. Nếu không có các biện pháp giảm nguồn VLC sẽ gây ra nguy cơ cháy rừng rất cao.
- Tổng khối lượng vật liệu cháy tăng dần theo tuổi đối với cả hai loài keo và thông, đặc điểm này cho thấy nguy cơ cháy rừng không những không giảm mà còn có thể tăng theo tuổi rừng trồng. Nghiên cứu về khối lượng VLC giúp cho các chủ rừng cần phải có kế hoạch linh hoạt điều chỉnh làm giảm VLC cho
61
phù hợp với từng cấp tuổi rừng, từng loại rừng, đảm bảo giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cho từng loại rừng theo độ tuổi khác nhau.