6. Bố cục luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn một số nghiên cứu về chuỗi giá trịsản phẩ mở Việt Nam
Ở Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức quốc tế như tổ chức GTZ, ACI, SNV, CIRAD, Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu, triển khai các dự án hỗ trợ nhằm phát triển. Tổ chức SNV đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình nhằm năng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình do Nico Janssen, cố vấn cao cấp – SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã giúp chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách liên quan đến ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập các nhóm đại diện như nông dân trồng và chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc tiếp cận thị trường…(SNV, 2009)
Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam (IFFAV) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốctế (ACI) phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Nghiên cứu về chuỗi giá trị chè trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho Người nghèo do ngân hàng phát triển Châu Á và quỹ phát triển Quốc tế của Anh đồng tài trợ.
Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật đức (GTZ) đã triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC. Mục đích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị trái bơ nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không đồng đều, sản xuất và vận hành không chuyên nghiệp dẫn đến tỉ lệ hư hại cao, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia thấp. Trước đây ở Đắk
Lăk cây bơ chủ yếu được trồng để làm bóng mát và chắn gió xung quanh cánh đồng cà phê, lĩnh vực quả bơ ở Đắk Lăk chưa được các nhà hoạch định chính sách để ý. Sau khi triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị Đắk Lăk” đã làm nâng cao nhận thức giữa người lập chính sách ở tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở Đắk Lăk (MPI - GTZ SMEDP, 2007).
Giá trị gia tăng đạt được từ các hoạt động xây dựng thương hiệu, đóng gói, thiết kế và marketing đã mang lại giá bán cao hơn cho người sản xuất và lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm đã có được thị trường mới ở các khu thương mại, siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số sản phẩm đã có được thị trường xuất khẩu. Tiếp cận và phát triển thị trường được cải thiện thông qua các hoạt động nâng cấp chuỗi và mối quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi ( Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú, (2009).
Tại khu vực phía Bắc chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ đầu năm 2008 với sự tham gia của công ty Fresh Studionnovation AsiaLtd, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (DARD). Mục đích của dự án là cùng các bên liên quan đến chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy chuỗi gía trị rau cải ngọt thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn từ ñó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Như vậy, với một số minh chứng nêu trên, chứng tỏ rằng nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam đã được quan tâm ở cấp độ vĩ mô và vi mô, được tiến hành triển khai rộng rãi trên nhiều ngành, đặc biệt là các sản phẩm nông sản và rau quả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuỗi giá trị cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm từ cây dược liệu còn ít được đề cập, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng phát triển thành hàng hoá, tạo thu nhập kinh tế ổn định, giúp người dân xoá đói giảm nghèo tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.