6. Bố cục luận văn
3.2.4. Phân tích chuỗi giá trịsản phẩm ba kích tím
a. Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trồng ba kích tím
Hộ sản xuất là mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá trị sản phẩm ba kích của Ba Chẽ. Hộ nông dân mất những chi phí đầu tư ban đầu vào trồng ba kích, chi phí hàng năm chăm sóc ba kích. Tác nhân trồng ba kích tiêu thụ trên thị trường dưới 2 dạng sản phẩm là: sản phẩm ba kích tươi và ba kích khô. Đối với Ba kích tươi, cũng được phân thành 2 loại, ba kích trồng được bán ra với giá khoảng 130.000 - 200.000đ/kg, còn ba kích tự nhiên khai thác từ rừng được bán với giá từ 250.000 - 350.000 đ/kg.
*Kết quả kinh tế của tác nhân sản xuất:
-Phân tích tổng chi phí (TC): Bao gồm các loại chi phí như: Giống, phân bón, công lao động (công đào hố, công vận chuyển giống, phân bón, công trồng...) chi phí cho 1,0 ha trồng ba kích tính từ khi trồng đến khi thu hoạch ( từ 3 đến 5 năm). Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu tính thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 5 năm phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Ba Chẽ và các loại đất khác nhau, đầu tư và chăm sóc ở mức trung bình.
Qua bảng 3.6 cho thấy, chi phí chủ yếu được đầu tư vào năm thứ nhất: Giống, phân bón hữu cơ và công lao động; còn từ năm thứ 2 đến khi thu hoạch, người trồng bỏ công làm cỏ là chủ yếu, như vậy trồng ba kích chỉ tốn khoản chi phí ban đầu là giống, phân hữu cơ và công lao động vận chuyển giống, phân bón và công trồng là chủ yếu.
Tổng hợp thông tin điều tra từ các hộ sản xuất ba kích tươi cho thấy, sau 5 năm trồng 1,0 ha ba kích thu lợi nhuận ròng là 1.300.000.000 đ. Tính bình quân 1 năm trồng ba kích không bị rủi ro cũng thu được 260.000.000 đồng/ha. Tuy nhiên, sau 5 năm chi phí đầu tư vật chất và công lao động khá lớn mới được thu hoạch, do đó phải mất một khoảng thời gian dài người trồng không có nguồn thu, vì vậy đối với các hộ nghèo khó có thể thực hiện, do không có điều kiện đầu tư trong thời gian dài được.
Do vậy, các hộ khó khăn về kinh tế thường đi làm công cho các hộ có điều kiện để kiếm tiền đầu tư trồng ba kích, hoặc vào rừng tìm kiếm ba kích tự nhiên về bán cho thương lái. Nhưng tìm ba kích tự nhiên cũng ngày càng khó khăn và số lượng cũng rất hạn chế.
Bảng 3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất ba kích tím từ khi trồng đến khi thu hoạch (5 năm) tính cho 1ha
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000 đ)
Thành tiền (1.000 đ)
I Tổng chi phí 338.000,0
1 Giống cây Ba kích (1.0 ha); 10.000
hom/ha Cây 10.000,0 10,0 100.000,0
2 Phân hữu cơ vi sinh bón lót
( 1,5kg/cây x 10.000 cây) kg 15.000,0 5,0 75.000,0 3 Nhân công trồng, chăm sóc năm thứ
nhất 715,0 95.000,0
- Cuốc hố (155 hố/công) Công 65,0 200,0 13.000,0 - Công lấp hố trồng cây
(320 hố/công) Công 32,0 200,0 6.400,0
- Vận chuyển phân và bón lót
(170 cây/công) Công 60,0 200,0 12.000,0
- Vận chuyển chuyển cây con và trồng
(193 cây/công) Công 52,0 200,0 10.400,0
- Làm giàn che (37,5 m2/công) Công 266,0 200,0 53.200,0 4 Bảo vệ thực vật Năm 4,0 5.000,0 20.000,0 5 Công chăm sóc 4 năm tiếp theo
(60 công/năm) Công 240,0 200,0 48.000,0
II
Doanh thu (1,8kg củ ba kích tươi/cây x 70% số cây cho thu hoạch x 130.000 đồng/kg)
Kg 12.600 130 1.638.000,0
III Lợi nhuận thu được sau 5 năm trồng
(II-I) 1.300.000,0
( Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT; kết hợp với tác giả tổng hợp từ kết quảđiều tra)
-Phân tích tổng giá trị sản xuất (GO): Ba kích là một trong những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại huyện Ba Chẽ. Tổng giá trị sản xuất thu được trên 1,0 ha sau 5 năm là 1.300.000.000 đ, như vậy bình quân mỗi năm người trồng ba kích thu được là 260.000.000 đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng những cây khác. Để làm rõ hơn hiệu quả của các tác nhân tham gia trong chuối giá trị ba kích, tác giả tính toán
cụ thể các chỉ tiêu qua bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế của người trồng ba kích (Tính cho 1kg Ba kích tươi)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị tính Giá trị I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/kg 130.032,0 II Tổng chi phí sản xuất TC Đồng/kg 26.825,4
1 Chi phí trung gian IC Đồng/kg 15.476,2 2 Chi phí lao động IL Đồng/kg 11.349,2
- Công chăm sóc Đồng/kg 3.809,5
- Công thu hoạch vận chuyển Đồng/kg 7.539,7
III Giá trị gia tăng VA Đồng/kg 103.174,6 IV Hiệu quả sản xuất
1 Tổng giá trị /tổng chi phí GO/TC Lần 4,85 2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí VA/TC Lần 3,85 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 11,45 4 Giá trị ga tăng /chi phí lao động VA/IL Lần 9,09 5 Giá trị ga tăng /chi phí trung gian VA/IC 6,67
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)
* Xét về hiệu quả kinh tế: Qua điều tra 90 hộ sản xuất ba kích cho thấy trong chuỗi giá trị người nông dân trồng ba kích thu được 130.032 đồng/kg. Tổng chi phí sản xuất bình quân phải bỏ ra là 26.825,4 đồng, trong đó chi phí vật chất là 15.476,2đồng và chi phí công lao động là 11.349,2 đồng. Chi phí để sản xuất ra 1kg ba kích chủ yếu là chi phí vật chất, đặc biệt là trong quá trình trồng mới cây ba kích ở năm đầu tiên như: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công làm đất, cuốc hố. Từ năm thứ 2 trở đi chủ yếu là công làm cỏ từ 2-3 lần/năm, chủ yếu là lao động thủ công được thuê mướn tại địa phương và có chi phí thấp. Hộ nông dân trồng ba kích đạt được giá trị gia tăng là 103.174,6 đồng/kg, khi bán cho thương lái với giá 130.032 đồng/kg.
So sách giữa tỷ lệ sinh lợi (GO/TC) là 4,85 lần; giá trị gia tăng /tổng chi phí là 3,85 lần; so soánh hiệu quả giữa giá trị sản xuất với công lao động là 11,45lần, giá trị
gia tăng /chi phí lao động là 9,09 lần, giá trị gia tăng so với chi phí trung gian là 6,67 lần, có thể nói giá trị ngày công lao động của người trồng ba kích là rất lớn, tuy
nhiên mức đầu tư ban đầu cũng khá cao, nên không phải hộ nông dân nào cũng có khả năng trồng ba kích, mặc dù họ biết là lợi hơn nhiều so với trồng các cây trồng khác, nhưng thiếu vốn và thiếu thị trường tiêu thụ, nên họ chưa mạnh dạn để đầu tư trồng ba kích.
b. Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân thu gom ba kích
Bảng 3.8.Kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân thu gom ba kích
(Tính cho 1kg ba kích tươi)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị
tính Giá trị
I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/kg 210.000,0
II Tổng chi phí TC Đồng/kg 145.300,0
1 Chi phí trung gian IC Đồng/kg 135.300,0
Mua ba kích tươi Đồng/kg 130.000,0
Chi phí vận chuyển Đồng/kg 5.000,0
Chi phí kho bãi Đồng/kg 200,0
Chi phí công cụ, dụng cụ Đồng/kg 100,0
2 Chi phí lao động IL Đồng/kg 10.000,0
III Giá trị gia tăng VA Đồng/kg 64.700,0
IV Hiệu quả kinh tế
1 Tổng giá trị /tổng chi phí GO/TC Lần 1,45 2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí AV/TC Lần 0,45 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 21,00 4 Giá trị ga tăng /chi phí lao động VA/IL Lần 6,47 5 Giá trị ga tăng /chi phí trung gian VA/IC 0,48
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)
Thu gom ba kích tươi là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm ba kích. Sản phẩm được sản ra từ các hộ nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún, nhiều hộ dân trồng tự phát. Do vậy, tác nhân thu gom ba kích tươi có vai trò quan trọng để liên kết giữa người trồng và người chế biến. Qua bảng 3.8 cho ta thấy: Giá trị gia tăng thu được của người thu gom là 64.700,0 đồng. Giá trị sản xuất/chi phí trung
gian đạt 1,45 lần, tổng giá trị sản xuất tạo ra bởi 1 công lao động là rất lớn 21 lần và Giá trị gia tăng theo lao động là 6,47 lần. Có thể nói giá trị sức lao động của người thu mua lớn hơn so với người sản xuất. Còn giá trị gia tăng trên chi phí trung gian chỉ là 0,48 lần, vì người thu gom phải bỏ ra chi phí vật chất nhiều hơn chi phí lao động.
c. Phân tích hiệu quả kinh tế của tác nhân chế biến ba kích khô
Các cơ sở chế biến ba kích mua nguyên liệu ba kích tươi từ các hộ trồng ba kích, những người thu gom, các đại lý,...để sản xuất ra các loại sản phẩm từ ba kích khác nhau. Để phân tích Giá trị gia tăng của các đơn vị chế biến ba kích, tác giả đã tiến hành điều tra các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 3.9. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân chế biến ba kích khô
(Tính cho 1kg Ba kích khô)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị
tính Giá trị
I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/kg 800.000,0
II Tổng chi phí TC Đồng/kg 631.800,0
1 Chi phí trung gian IC Đồng/kg 630.700,0
Mua củ ba kích tươi (03 kg) Đồng/kg 630.000,0
Bao bì đóng gói Đồng/kg 200,0
Chi phí kho và công cụ Đồng/kg 500,0
2 Chi phí lao động IL Đồng/kg 1.100,0
Công rửa và phơi củ Đồng/kg 200,0
Công phân loại củ Đồng/kg 200,0
Công rút lõi Đồng/kg 500,0
Công đóng gói bảo quản 200,0
III Giá trị gia tăng VA Đồng/kg 168.200,0
IV Hiệu quả sản xuất
1 Tổng giá trị /tổng chi phí GO/TC Lần 1,27 2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí VA/TC Lần 0,27 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 727,27 4 Giá trị ga tăng /chi phí lao động VA/IL Lần 152,91
5 Lợi nhuận/chi phí trung gian VA/IC 0,27
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra) Ghi chú: 3 kg ba kích tươi = 1 kg ba kích khô;
Qua bảng 3.9 cho thấy, người chế biến ba kích tươi thành ba kích khô thu được tổng giá trị sản xuất là 800.000 đồng/kg. Như vậy để sản xuất ra 1 kg ba kích khô thì các cơ sở chế biến cần chi phí trung gian là 630.700 đồng và tạo ra giá trị ga tăng là 168.200 đồng, cao hơn so với người sản xuất và người thu gom. Giá trị sản xuất trên tổng chi phí là 1,27 lần; Giá trị ga tăng trên tổng chi phí là 0,27 lần. Giá trị ga tăng theo lao động là 152,91 lần, vì công lao động của người chế biến bỏ ra không lớn, nhưng chi phí vật chất để mua nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi phí.
d. Phân tích hiệu quả kinh tế của tác nhân chế biến rượu ba kích
Để chế biến ra 1 lít rượu ba kích cần 0,25kg ba kích tươi. Hiện nay, rượu ba kích là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở huyện Ba Chẽ và tỉnh Quảng Ninh. Rượu ba kích tím Ba Chẽ là đặc sản của vùng được nhiều người tiêu dùng biết danh tiếng và tiêu thụ tại Ba Chẽ và ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Bảng 3.10.Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân chế biến rượu ba kích
(tính cho 1 lít rượu ba kích)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị tính Giá trị
I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/lít 110.000,0
II Tổng chi phí TC Đồng/lít 80.500,0
1 Chi phí trung gian IC Đồng/lít 75.500,0
Mua củ ba kích tươi Đồng
/0,25/kg 52.500,0
Mua rượu trắng Đồng/lít 20.000,0
khấu hao kho và công cụ Đồng/lít 2.000,0
Can và bao bao bì Đồng/lít 1.000,0
2 Chi phí lao động IL Đồng/lít 5.000,0
III Giá trị ga tăng VA Đồng/lít 29.500,0
IV Hiệu quả sản xuất
2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí VA/TC Lần 0,37 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 22,00 4 Giá trị ga tăng /chi phí lao động VAIL Lần 5,90 5 Giá trị ga tăng /chi phí trung
gian VA/IC 0,39
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)
Theo định mức, 01 kg ba kích sẽ được ngâm với 4 lít rượu trắng, trong một khoảng thời gian nhất định và đưa ra bán trên thị trường với giá là 110.000 đồng/lít và chi phí hết 80.500 đồng/lít, trong đó chi phí mua ba kích tươi là 52.500 đồng/lít chiếm chủ yếu trong tổng chi phí. lợi nhuận tạo ra từ mỗi lít rượu ba kích là 29.500 đồng, giá trị sản xuất trên tổng chi phí là 1,37 lần; Tổng giá trị sản xuất tạo ra trên một công lao động là 22,0 lần, lợi nhuận tạo ra trên chi phí lao động là 0,37 lần.
e.Phân tích hiệu quả kinh tế của tác nhân bán buôn ba kích
Bảng 3.11. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân bán buôn ba kích khô
(Tính cho 1 kg Ba kích khô)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị tính Giá trị
I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/kg 850.000,0
II Tổng chi phí TC Đồng/kg 805.700,0
1 Chi phí trung gian IC Đồng/kg 800.700,0
Mua củ ba kích khô Đồng/kg 800.000,0
khấu hao kho và công cụ Đồng/kg 500,0
Can và bao bao bì Đồng/kg 200,0
2 Chi phí lao động IL Đồng/kg 5.000,0
III Giá trị ga tăng VA Đồng/kg 44.300,0
IV Hiệu quả sản xuất
1 Tổng giá trị /tổng chi phí GO/TC Lần 1,05
2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí VA/TC Lần 0,05 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 170,00 4 Giá trị ga tăng /chi phí lao động VA/IL Lần 8,86 5 Giá trị ga tăng /chi phí trung gian VA/IC 0,06
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)
Người bán buôn ba kích tại Ba Chẽ rất đa dạng về quy mô và hình thức bán buôn. Họ có thể làm đại lý bán sản phẩm cho các doanh nghiệp chế biến Ba kích, cũng có thể là người tiêu thụ trực tiếp ba kích của các hộ nông dân trồng ba kích để phân phối lại cho các đầu mối bán lẻ trong mạng lưới của họ tại các địa phương trong cả nước.
Người bán buôn ba kích không có nhiều cơ hội nâng cao giá trị gia tăng do chủ yếu thu mua ba kích đã sơ chế của người dân và hưởng chênh lệch giá. Khả năng tăng giá trị gia tăng ( GTGT) cho phân khúc này chỉ xảy ra khi ba kích được thu gom từ xa và có thể tiết giảm được chi phí thu mua, vận chuyển,… hoặc có thể tạo ra một thương hiệu riêng dựa trên tính độc đáo của sản phẩm.
* Về hiệu quả kinh tế:
Bảng 3.12. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân bán buôn rượu ba kích
(Tính cho 1 lít rượu ba kích)
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị
tính Giá trị
I Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/lít 150.000,0
II Tổng chi phí TC Đồng/lít 117.000,0
1 Chi phí trung gian IC Đồng/lít 112.000,0
Mua từ người bán buôn Đồng/lít 110.000,0
khấu hao kho và công cụ Đồng/lít 2.000,0
2 Chi phí lao động IL Đồng/lít 5.000,0
III Giá trị ga tăng VA Đồng/lít 33.000,0
IV Hiệu quả sản xuất
1 Tổng giá trị /tổng chi phí GO/TC Lần 1,28
2 Giá trị ga tăng /tổng chi phí VA/TC Lần 0,28 3 Tổng giá trị sản xuất/chi phí
lao động GO/IL Lần 30,00
4 Giá trị ga tăng /chi phí lao
5 Giá trị ga tăng /chi phí trung
gian VA/IC 0,29
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)
Qua kết quả điều tra được tổng hợp từ bảng 3.12 cho thấy: tác nhân người bán buôn ba kích khô thu được 850.000 đồng/kg, chi phí trung gian bỏ ra là 805.700 đồng, giá trị ga tăng của người bán buôn ba kích tạo ra khá kiêm tốn, chỉ đạt 44.300 đồng/kg so với người thu mua, người sản xuất thì thấp hơn, nhưng khối lượng tiêu thụ lớn và chi phí lao động không lớn.
Như vậy, giá trị sản xuất trên tổng chi phí đạt 1,05 lần, giá trị ga tăng /tổng chi phí đạt 0,05 lần, nhưng tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động đạt 170 lần là rất lớn. Vì người bán buôn thường chỉ theo mùa thu hoạch ba kích vào tháng 4 hằng năm. Giá trị ga tăng theo lao động đạt 8,86 lần, và giá trị ga tăng theo chi phí vật chất chỉ đạt