Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 45)

6. Bố cục luận văn

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1.Thuận lợi

- Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo, định hướng công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và cây ba kích nói riêng, có nhiều cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức và nông dân sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu, cây ba kích tím Ba Chẽ.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 739/QĐ- NN&PTNT về việc ban hành các quy trình kỹ thuật áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có quy trình kỹ thuật trồng cây ba kích; Quyết định số 2901/QĐ-UBNDNgày 05 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016.

- Huyện Ba Chẽ có lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây dược liệu, đặc biệt là cây ba kích tím.

- Huyện đã có những chỉ đạo cụ thể để phát triển các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây ba kích tím Ba Chẽ; xử lý khai thác dược liệu trái pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ nguồn dược liệu, cây ba kích tím trên địa bàn huyện. Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và huy động các nguồn lực, vùng sản xuất cây ba kích tím từng bước được hình thành, các sản phẩm hàng hóa từ cây ba kích tím như rượu ba kích, ba kích khô, ba kích tươi, cao ba kích... đã nâng cao giá trị sản phẩm và từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Huyện Ba Chẽ đã có những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu nói chung và cây ba kích nói riêng. Quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh và chữa bệnh bằng các bài thuốc từ y học cổ truyền cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, tạo được niềm tin trong nhân dân.

- Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện đã giao cho các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn để thực hiện

công tác quản lý bảo vệ rừng nên rất thuận lợi trong việc phát triển sản xuất cây ba kích theo chuỗi giá trị hàng hóa.

- Tiềm năng về thị trường: Thị trường tiêu thụ dược liệu trong và ngoài huyện rất lớn, cung không đủ cầu. Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và tiếp tục tăng. Thống kê của Sở Y tế Quảng Ninh, Bệnh viện Y-Dược cổ truyền và các bệnh viện trong tỉnh hàng năm sử dụng 150 loại dược liệu phục vụ nhu cầu điều trị với tổng giá trị trên 15 tỷ đồng. Riêng Công ty CP Dược - Vật tư Y tế Quảng Ninh là đơn vị sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng 25 loại dược liệu khác nhau, trong đó có cây ba kích tím Ba Chẽ để sản xuất trên 20 mặt hàng đạt doanh thu hàng năm trên 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ của Hội đông y các huyện, thị xã, thành phố, cây dược liệu được sử dụng khá phổ biến tại các phòng chuẩn trị của các lương y và còn nhiều hơn số lượng dược liệu sử dụng tại bệnh viện,với khoảng 60 -100 tấn/năm, ngoài ra, lượng dược liệu được trao đổi, buôn bán ra ngoài tỉnh khoảng 200 tấn dược liệu các loại.

2.1.4.2. Những hạn chế, khó khăn

- Tổ chức quản lý về khai thác, bảo tồn và phát triển cây ba kích tím trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập. Khai thác dược liệu, ba kích tím thiếu khoa học, khai thác chưa đi đôi với bảo tồn, cùng với đó là tình trạng chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng sản xuất dẫn đến tình trạng diện tích cây ba kích tím ngày càng thu hẹp. Việc thu hoạch ba kích không tuân thủ theo mùa, vụ, tuổi của ba kích nhằm đảm bảo sử dụng dược tính hiệu quả nhất. Thu hoạch ba kích chỉ quan tâm đến khối lượng, chưa quan tâm đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây ba kích.

- Chưa điều tra, quy hoạch chi tiết các vùng phân bố cây ba kích để bảo tồn, cũng như xây dựng danh mục các loài cây thuốc; chưa đầu tư xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu có tại địa phương; chưa nghiên cứu về giống, kỹ thuật và thổ nhưỡng trồng cây ba kích thời điểm thu hoạch, công dụng chính và thành phần chính.Việc phối hợp giữa các ngành trong việc phát triển cây ba kích còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc phát triển thiếu định hướng, mang tính tự phát, manh mún, chưa bền vững.

- Việc triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, bảo tồn và sản xuất đại trà cây ba kích tím trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.

- Thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, nuôi trồng, bảo tồn, phát triển và sản xuất thành phẩm, thuốc từ cây ba kích tím của địa phương.

- Chưa có cơ chế và giải pháp đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm ba kích tím trên địa bàn huyện. Chưa thực hiện bao tiêu sản phẩm ba kích tím theo chuỗi từ vùng trồng ba kích, bào chế, sản xuất thuốc từ cây ba kích.

- Nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển cây ba kích tím còn hạn chế; - Quy trình kỹ thuật trồng, sơ chế, chế biến cây ba kích tím chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu dựa vào tự nhiên và kinh nghiệm; do vậy, thiếu nguồn giống cây ba kích tím chuẩn, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Việc bảo tồn nguồn gen, cây ba kích tím Ba Chẽ để bào chế thuốc cổ truyền chưa quan tâm sưu tầm đầy đủ để phát huy giá trị, dẫn đến nguồn gen ba kích tím Ba Chẽ quý, bài thuốc cổ truyền có giá trị dần bị mai một.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 45)