Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)

6. Bố cục luận văn

3.2.3. Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào phát triển

a. Tác nhân trng ba kích

Ở Ba Chẽ có các tác nhân trồng ba kích tím gồm nhóm hộ xã viên Hợp tác xã và các hộ nông dân.

Nhóm xã viên Hợp tác xã thường trồng ba kích trên diện tích đất của gia đình nhưng được Hợp tác xã hỗ trợ về vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra hoặc hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông.

Các hộ nông dân chiếm tỷ trọng lớn nhất và có quy mô đất sản xuất khá đa dạng. Diện tích trồng ba kích của các hộ nông dân rất khác nhau, từvài trăm mét vuông đến vài ha. Tùy theo diện tích canh tác có thể chia hộ nông dân thành hộ kinh doanh nhỏ và chủ trạng trại.

Các hộ trang trại thường có trình độ văn hóa, trình độ thâm canh,vốn sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường cao hơn nhóm hộ xã viên tham gia Hợp tác xã và nhóm hộ nông dân. Các hộ này rất năng động, nhanh nhạy với những biến động của thị trường, tích cực cập nhập thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tiến hành các thí nghiệm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ba kích. Họ cũng được sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chương trình, dự án do chính quyền, các tổ chức đoàn thể,...triển khai. Các hộ này cũng thường có vốn nên ít phải đi vay.

Hộ trồng ba kích quy mô nhỏ có trình trình văn hóa thấp hơn trong các nhóm hộ, thường xuyên thiếu vốn sản xuất, nhiều hộ có điều kiện sống khó khăn. Do đó, cần phải có sự giúp đỡ của chính quyền,các tổ chức quần chúng,...trong sản xuất kinh doanh. Các hộ này được tập huấn kỹ thuật nhưng việc tiếp thu và áp dụng kiến thức có phần hạn chế, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống và tận dụng khai

thác sự màu mỡ của đất. Điều đó làm đất nghèo dần và năng suất chất lượng ba kích cũng bị giảm xuống. Ngoài ra, họ cũng được vay vốn với lãi suất thấp, không phải thế chấp, nhưng sử dụng vốn hiệu quả không cao.

Mặc dù, ở vùng trồng ba kích tím đã có nhiều hộ chuyển sang trồng các loại cây mới và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nhưng sản xuất ba kích vẫn giữ vai trò quan trọng trong thu nhập của hộ thuần nông. Tại Ba Chẽ, những người trồng ba kích có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng và chế biến ba kích.Tùy theo từng địa phương ba kích mà giống ba kích được trồng cũng khác nhau, bao gồm cả giống ba kích cũ và các giống ba kích mới. Một số hộ trồng ba kích ởBa Chẽ đã bắt đầu sử dụng giống Ba kích mới ( nuôi cấy mô) nhưng tình hình phát triển khá chậm.

Quy mô hộ trồng ba kích của Ba Chẽ khá nhỏ, đa phần các hộ có diện tích ba kích nhỏ hơn 0,5 ha, số hộ có diện tích trồng ba kích hơn 1ha rất ít. Do thiếu vốn đầu tư để mở rộng diện tích trồng ba kích nên các hộ thường tăng sản lượng bằng tăng mật độ canh tác, tăng đầu tư phân bón. Do quá chú trọng vào tăng sản lượng trên diện tích trồng hạn chế nên nhiều hộ người nông dân trồng ba kích ở Ba Chẽ lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng không được đảm bảo, chi phí sản xuất lớn. Nhiều hộ nông dân còn sử dụng chất bảo vệ thực vật không có nhãn mác. (Điển hình như HTX toàn dân).

- Hộ nông dân trồng ba kích tím là tác nhân đầu tiên của chuỗi giá trị đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp sản phẩm cho các tác nhân khác trong chuỗi, là điểm khởi đầu hình thành giá trị sản phẩm cho chuỗi.

Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra 90 hộ nông dân trồng ba kíchtím cho thấy: chủ hộ trồng ba kích đa số ở tuổi trung niên, kinh nghiệm trồng ba kích từ 2-3 năm, bình quân tuổi của các chủ hộ tham gia trồng ba kích là 42,49 tuổi với số năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ba kích là 2,14 năm. Số nhân khẩu bình quân 4,7 người/hộ với bình quân 2,7 lao động/ hộ, trong đó có 2,6 lao động thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Diện tích trồng ba kích bình quân theo hộ đạt 0,4 ha tuy nhiên số lượng hộ có diện tích dưới 1,0ha chiếm 44,4% và chỉ có 3,33% số hộ được điều tra có diện tích trên 5,0ha.

Bảng 3.5. Thông tin chung về hộ nông dân trồng ba kích

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

I Hộ trồng ba kích

1 Số lượng hộ điều tra Hộ 90

2 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 39,12 3 Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 3,77 4 Số lao động bình quân/hộ Người 2,22 5 Diện tích trồng ba kích bình quân/hộ ha 0,46

6 Năng suất trung bình/ha Tấn/ha 6,0

7 Số năm kinh nghiệm TB Năm 3,14

8 Tỷ lệ hộ có diện tích dưới 0,5 ha % 74,4 9 Loại hộ Khá % 60,00 Trung bình % 33,33 Nghèo % 6,67 II Hộ thu gom ba kích tím 1 Số hộ điều tra Hộ 06 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2019)

Trong các hộ được hỏi thì có 60 % số hộ thuộc diện gia đình khá, tỷ lệ các hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao 33,33%, còn lại hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6,67%. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ ràng.

b. Nhóm thu gom

Tại Ba Chẽ, những người thu gom đóng vai trò là người mua là củ ba kích tươi từ nông dân và bán lại cho những cơ sở chế biến địa phương ở địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)