6. Bố cục luận văn
2.3.2. Phương pháp phân tích
2.3.2.1. Phương pháp định lượng Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ các loại hộ sản xuất ba kích trong các hình thức liên kết khác nhau phục vụ trong nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thống kê so sánh
Trên cơ sở điều tra các đối tượng hộ tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết để phân tích, so sánh; đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1,0ha theo nhóm hộ, so sánh năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ ba kích ở địa phương làm căn cứ để đề xuất kiến nghị nhằm phát triển các mối liên kết này ngày càng tốt hơn.
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích mô tả toàn diện tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương, đặc điểm, vai trò của các tác nhân trong các mối liên kết kinh tế trên địa bàn huyện, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ trong mối liên kết, để từ đó đưa ra những đánh giá cho thực trạng liên kết trên.Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình quân,... để phân tích mức độ và xu hướng biến động trong phát triển sản xuất ba kích, cũng như hiệu quả của các tác nhân, nhóm tác nhân trong quá trình tham gia liên kết tại địa bàn nghiên cứu.
2.3.2.2. Phương pháp định tính
Để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ việc sản xuất ba kích, chúng tôi tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu đối với các hộ điều tra. Kết quả sẽ được dùng làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất ba kích trên địa bàn nghiên cứu.
Một trong các phương pháp thường được sử dụng xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị ba kích là phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ ba kích.
Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước: Bước 1: Xác định các điểm mạnh (S)
Bước 2: Xác định các điểm yếu (W) Bước 3: Xác định các c hội (O) Bước 4: Xác định các nguy cơ (T)
Bảng 2.6. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Cơ hội (O) Kết hợp (S/O) Kết hợp (W/O)
Thách thức (T) Kết hợp (S/T) Kết hợp (W/T)
Kết hợp S/O: Sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.
Kết hợp S/T: Sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ. Kết hợp W/O: Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong. Kết hợp W/T: Cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.
Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mối liên kết để lựa chọn, khuyến khích người sản xuất, tiêu thụ chọn hướng liên kết phù hợp, chặt chẽ để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh.