6. Bố cục luận văn
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm để nâng cấp chuỗi giá trịba kíchtím
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Bài học 1- tăng cường liên kết ngang
Người sản xuất liên kết với nhau để phát triển hàng hóa với chất lượng cao và quy mô lớn hơn thông qua các hình thức hợp tác như tổ hợp tác, HTX và sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo đầu ra.
Nông dân tiến hành tổ chức hành động tập thể theo quy trình sản xuất chung gắn với mô hình vùng sản sản xuất tập trung (cánh đồng lớn). Hộ nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã. Sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn,chia sẻ kinh nghiệm sản xuất…Từ đó gắn kết giữa nông dân và nông dân ngày càng bền chặt. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,
quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Bài học 2 - Vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc
Trong chuỗi giá trị sản phẩm, việc kết nối với các “doanh nghiệp đầu tàu” hay các “doanh nghiệp đầu chuỗi” theo một quy trình sản xuất và kinh doanh thống nhất, có một vai trò quan trọng với việc duy trì phát triển chuỗi giá trị và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cạnh tranh của thị trường.
Song song với sự liên kết giữa nông dân, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp đã hình thành và củng cố, từ đó xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ nông sản. Sản xuất lớn tạo cơ sở để nông dân liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro… Đã có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu gạo liên kết với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật... Mối liên kết này đã bắt đầu mở rộng ra với nhiều cây trồng khác như trên rau, cây ăn quả và cây công nghiệp (như ngô, lạc, mía, chè, chè…), hợp tác, liên kết, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có uy tín không chỉ trong nước mà trên thị trường quốc tế như: Chè Trung Nguyên, VinaTea…
Bài học 3 - Vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị
Để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo hướng VietGAP/ GlobalGAP, vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi nhất cho các tác nhân là hết sức quan trọng.
Nhìn tổng thể, muốn phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững không thể thiếu được vai trò kiến tạo của Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách mang tính tổng hợp. Chẳng hạn như, cần có gói chính sách hỗ trợ tài chính để cải
thiện năng lực thu mua sản phẩm cho người dân, đặc biệt là tạo cơ hội cho các hộ nhỏ tham gia chuỗi giá trị. Hay như cần cải cách các hiệp hội ngành hàng; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông sản theo hướng tập trung, hiện đại; tăng cường liên kết các viện/trường với các doanh nghiệp tạo điều kiện chuyển giao công nghệ vào chuỗi giá trị…
Trong những năm gần đây, việc áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) hay bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế (GlobalGAP) tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.