6. Bố cục luận văn
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Các công trình nghiên cứu về phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu bao gồm:Nghiên cứu chuỗi giá trị dược liệu - cây Diệp Hạ Châu (2013) của nhóm tác giả: Huỳnh Bảo Tuân, Hồ Phượng Hoàng, Trần Thị Cảm, Nguyễn Ngọc Kiều Chinh -Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM được đăng trên Tạp trí phát triển khoa học và công nghệ, tập 16, số Q2 - 2013.
Ngô Văn Nam (2010) “ Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện sa pa, tỉnh lào cai”, luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nghiên cứu của TS. Trần Trung Vỹ (2019) về "Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh". Qua kết quả nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị cho 2/6 sản phẩm dược liệu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh là cây ba kích và cây trà hoa vàng, tuy rằng chuỗi vận hành chưa thật sự thông suốt, song qua phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi đã thấy được hiệu quả kinh tế khác nhau ở các tác nhân tham gia chuỗi. Đồng thời, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai loại dược liệu này bằng mô hình hồi quy, qua đó thấy được yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất và yếu nhất đến quá trình quyết định đầu tư và phát triển dược liệu, giúp các hộ biết được mức độ hiệu quả của hai loại dược liệu này.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Ba Chẽ thuộc Khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả; Phía Đông giáp huyện Tiên Yên; Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn huyện có 04 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả); Tỉnh lộ 330B: Nam Sơn – Cầu Ba Chẽ phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tỉnh lộ 329, tỉnh lộ 330 đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.
- Ba Chẽ là huyện có vị trí giáp ranh với các huyện lân cận như Tiên Yên, Hoành Bồ, các huyện này có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp do vậy có điều kiện để tạo nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chế biến dược liệu.
- Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu), Bắc Phong Sinh (Hải Hà); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu:
- Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 21 0C - 23 0C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 26 – 28 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6 0C vào tháng 6.
Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 12 – 16 0C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 01 đạt tới 10 0C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83%, cao nhất vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%; Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm; Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm); Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông, lâm nghiệp… đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
2.1.1.3. Đất đai, địa hình
- Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các sông, suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình từ 20-25o. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún, không tập trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
- Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu và cây lâm nghiệp.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên nước.
Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trong những năm gần đây do việc khai thác rừng
cạn kiệt đã tàn phá thảm thựcvật đầu nguồn làm giảm khả năng điều tiết nguồn nước giữa các mùa trong năm, đồng thời chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên nước của địa phương. Đó là tình trạng thiếu nước về mùa khô và dư thừa nước về mùa mưa.
Nhìn chung, trữ lượng nước của Ba Chẽ khá dồi dào, chất lượng nước đảm bảo, độ pH trung tính phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.
b. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Ba Chẽ để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. Diện tích đất có rừng năm 2019 của huyện như sau:
+ Diện tích đất rừng sản xuất: 48.844 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 45.083,8 ha.
+ Diện tích đất phòng hộ: 7.847,2 ha, trong đó diện tích đất có rừng phòng hộ là 6.420,3 ha.
Rừng tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại với nhiều loài cây gỗ có giá trị cao về kinh tế và giá trị về đa dạng sinh học như các loài: Lim xanh, dẻ gai, dẻ đá, trám, sến, táu... Ngoài ra, rừng còn khá phong phú về các loại lâm sản phụ có giá trị cao làm dược liệu như: ba kích tím, Trà hoa vàng, đẳng Sâm, sa Nhân, ....và các loại song mây, ràng ràng làm nguyên liệu cho ngành mây tre đan xuất khẩu. •Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Chẽ là 60.651,25ha, chủ yếu là các loại đất vàng đỏ, đất phù sa và đất tác nhân, có kết cấu khá chặt chẽ. Năm 2019, diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 55.713,15 ha, chiếm 91,86% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm là 1.949,40 ha, chiếm 3,21% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 53.497,30 ha chiếm 88,2% tổng diện tích đất tự nhiên (Đất rừng sản xuất 46.045,30 ha, đất rừng phòng hộ 7.451,90ha), độ che phủ đạt 72,3% năm 2019, hầu hết là rừng trồng. Đất nuôi trồng thủy sản rất ít 54,15 ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên.Đất phi nông nghiệp là 1.998,10 ha bao gồm đất ở 332,4 ha,đất chuyên dùng 560,3 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 4,3 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 107,3 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 993,8 ha. Đất chưa sử dụng 2.940 ha, chiếm 4,85% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Chẽ năm 2019
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 60.651,25 100
I. Đất nông nghiệp 55.713,15 91,86
1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.949,40 3,21
1.1. Đất trồng cây hàng năm 1.564,70 2,58
1.2. Đất trồng cây lâu năm 384,7 0,63
2. Đất lâm nghiệp 53.497,30 88,20 2.1. Đất rừng sản xuất 46.045,30 75,92 2.2. Đất rừng phòng hộ 7.451,90 12,29 2.3. Đất rừng đặc dụng - 0,00 3. Đất nuôi trồng thủy sản 54,15 0,09 4. Đất nông nghiệp khác 212,3 0,35
II. Đất phi nông nghiệp 1.998,10 3,29
III. Đất chưa sử dụng 2.940,00 4,85
Nguồn: Phòng Tài nguyên và MT huyện Ba Chẽ năm 2019
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên địa bàn huyện tăng từ 722.565 triệu đồng năm 2017 lên 1.080.447 triệu đồng năm 2019.Tăng trưởng kinh tế của huyện thể hiện ở cả 3 lĩnh vực sản xuất là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, 02 ngành còn lại có mức tăng trưởng tương đương nhau.
Cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 50% năm 2017 xuống còn 48% năm 2019 (giảm 2,0%). Ngành dịch vụ giảm từ 30% năm 2017 xuống còn 25% năm 2019 (giảm 5%). Ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 20,0% năm 2017 lên còn 27% năm 2019 (tăng 7%).Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ, tuy nhiên vẫn cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ và công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, trong đó
chú trọng vào chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, dược liệu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tốc độ tăng BQ (%) I Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh) Triệu đồng 722.565 863.325 1.080.447 0,22 1 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Triệu đồng 366.560 403.174 515.373 0,19 2 Ngành công nghiệp, xây dựng Triệu đồng 146.681 207.198 291.721 0,41 3 Ngành dịch vụ Triệu đồng 215.324 252.954 273.353 0,13 4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế % 15,0 15,3 16,6 0,05 II Cơ cấu ngành % 100 100 100 - 1 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản % 50 47 48 (0,02) 2 Ngành công nghiệp % 20 24 27 0,15 3 Ngành dịch vụ % 30 29 25 (0,08)
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019) 2.1.2.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 Thị trấn, gồm các xã: Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc Nam Sơn vàThị trấn Ba Chẽ. Dân số toàn huyện ước tính đến ngày 31/12/2019 là 22.210 người (tốc độ tăng dân số 1,68%/năm giai đoạn 2015-2010). Dân số nông
thôn: 17.534 người (chiếm 78,9% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.676 người (chiếm 21,1% dân số toàn huyện).
Huyện Ba Chẽ có 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc 75 thôn, khu phố. Nhiều nhất là dân tộc Dao với 9.750 người (chiếm 43,7%), tiếp theo là dân tộc Kinh 4.485 người (chiếm 20,2%), dân tộc Sán Chỉ 4.020 người (chiếm tỷ lệ 18,1%), Tày 3.620 (16,3%), các dân tộc còn lại (Sán Dìu, Hoa, Thái, Mường, Nùng) chiếm tỷ lệ nhỏ (1,7%). (Theo Báo cáo 2019 của Chi cục Thống kê huyện).
Bảng 2.3: Tình hình dân số huyện Ba Chẽ năm 2017 - 2019
Năm Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Người 2017 21.977 11.328 10.649 4.605 17.372 2018 22.377 11.559 10.818 4.652 17.725 2019 22.316 11.479 10.837 4.676 17.640 Tỷ lệ tăng (%) 2017 100,97 101,12 100,81 100,46 101,11 2018 101,82 102,04 101,59 101,02 102,03 2019 99,73 99,31 100,18 100,52 99,52 Cơ cấu (%) 2017 100,00 51,54 48,46 20,95 79,05 2018 100,00 51,66 48,34 20,79 79,21 2019 100,00 51,44 48,56 20,95 79,05
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)
Tỷ suất sinh của huyện năm 2019 giữ ở mức ổn định 21,07%o. So với 2018 tỉ suất sinh giảm 2,2%o. Một nguyên nhân nữa là do đặc thù của huyện, đặc biệt là các xã chiếm trên 80% dân số là dân tộc nên sự nhận thức về kiến thức KHHGĐ còn rất hạn chế.
b. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn huyện Ba Chẽ năm 2019là 13.192 người (chiếm 59,4% dân số toàn huyện), đạt tốc độ tăng bình quân 3%/năm giai đoạn 2015 - 2020. Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn huyện là 12.097 người (chiếm 91,7% số lao động trong độ tuổi).
Bảng 2.4: Tình hình lao động huyện Ba Chẽ năm 2017- 2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%)
18/17 19/18
Tổng số (Người) 21.977 22.377 22.316 101,82 99,73
Phân theo giới tính
Nam 11.328 11.559 11.479 102,04 99,31
Nữ 10.649 10.818 10.837 101,59 100,18
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 4.605 4.652 4.676 101,02 100,52
Nông thôn 17.372 17.725 17.640 102,03 99,52 Lao động đang có việc làm 13.526 13.631 13.721 101,84 102,49
Cơ cấu (%) 100 100 100
Phân theo giới tính
Nam 53,34 53,27 53,22
Nữ 46,66 46,73 46,78
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 19,89 22,68 22,88
Nông thôn 80,11 77,32 77,12
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ năm 2019)
Lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2019 là 3.319 người (chiếm 25,2%); khu vực nông thôn là 9.873 người (chiếm 74,8% lao động trong độ tuổi toàn huyện). Như vậy, có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ khu vực thành thị chiếm 49,4% lao động trên toàn huyện, tỷ lệ lao động nam chiếm 50,6%. Khu vực nông thôn tỷ lệ lao động nữ chiếm 48,7%; tỷ lệ nam lao động chiếm 51,3% lao động toàn huyện.
Lao động theo ngành, lĩnh vực: Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Số người được giải quyết việc làm mới từ năm 2017 đến nay trung bình đạt400 - 500 lao động/năm. Tổng số lao động bình quân đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của các đơn vị Trung ương trên địa bàn có đến 31/12/2019 là 196 người, thu nhập bình quân là 8.231.000đ/người /tháng. Tổng số lao động bình quân của các cơ quan nhà nước do địa phương quản lý có đến ngày 31/12/2019 là 1.175 người, thu nhập bình quân là 8.461.000đ/người/ tháng.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Hạ tầng giao thông
Trong những năm qua nhiều công trình giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn đã hoàn thành, góp phần cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ của huyện hiện nay như sau:
Đường tỉnh lộ: Ba Chẽ có 3 trục đường tỉnh lộ là: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang): dài 63 km; Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ): dài 22,2km; Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả): có chiều dài 17km. Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới cần nâng cấp các trục đường này.
Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi măng là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất là