6. Bố cục luận văn
1.2.1. Phát triển chuỗi giá trị một số cây dược liệu tại một số địa phương của Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, cả nước ghi nhận 3.948 loài cây thuốc, trong đó chỉ 10% là cây thuốc trồng, còn lại là cây thuốc trong tự nhiên. Do không đáp ứng được nhu cầu trong nước nên 80% dược liệu sử dụng hiện nay là nhập khẩu. Sản xuất dược liệu trong nước thì còn thiếu quy hoạch, không đạt tiêu
chuẩn Hệ quản lý chất lượng GACP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hiện nước ta chỉ có 18 trong số 300 cây dược liệu được cấp chứng chỉ GACP. Công tác quản lý về chất lượng dược liệu còn bất cập, đe dọa an toàn đối với người sử dụng, nhất là có sự lẫn lộn về dược liệu bảo đảm chất lượng và không bảo đảm chất lượng; không truy xét được nguồn gốc xuất xứ; thiếu hệ thống dữ liệu về dược liệu cấp toàn quốc; thiếu kinh nghiệm điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển cây dược liệu Việt Nam, ngày 12/4/2018, tại thành phố Lào cai do Chính phủ tổ chức, hiệp hội Dược liệu Việt Nam đánh giá, tiềm năng cây dược liệu Việt Nam rất lớn, nhiều cây dược liệu quý, thí dụ như sâm Ngọc Linh được đánh giá có chất lượng cao hơn sâm của nước ngoài. Nhưng để khai thác được tiềm năng đó thì phải giải bài toán về vấn đề chất lượng dược liệu và đầu ra cho sản phẩm dược liệu. Tại hội nghị trực tuyến, đại biểu các bộ, ban, ngành; các công ty dược, bệnh viện y học cổ truyền và các địa phương đã nêu nhiều ý kiến về giải pháp và cơ chế, chính sách nhằm phát triển dược liệu Việt Nam theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế theo chuỗi giá trị.
Phát triển các mô hình trồng cây dược liệu: Hợp tác xã trồng cây dược liệu Hải Lộc (Hải Hậu) được thành lập từ năm 2014 với sự tham gia của 154 thành viên, trong đó có 85 lao động nữ. Hợp tác xã liên kết các hộ gia đình tại xã tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích 15ha. Sản phẩm chính là dây thìa canh sấy khô cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược cho Công ty Cổ phần Nam Dược. Tham gia hợp tác xã, các thành viên đã được cán bộ kỹ thuật của Công ty Nam Dược hướng dẫn từ những kỹ thuật đơn giản như trải rơm để giữ độ ẩm cho cây, bón lượng phân hợp lý, tỉa cành đến việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đặc biệt, nhờ áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật GACP (tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới quy định trong sản xuất dược liệu) vào vườn cây trồng dây thìa canh nên năng suất cao gấp 2-3 lần so với cách làm quảng canh, chất lượng cũng cao hơn hẳn do hoàn toàn không có phân bón, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu, giữ được tối ưu nhất những hoạt chất trong dược liệu (Nguồn: Lam Hồng báo Nam định Cập nhật lúc 08:21, Thứ Hai, 18/11/2019 (GMT+7).
Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, là doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ. Sau hơn 3 năm đầu tư, phát triển mô hình này, đến nay doanh nghiệp đã trồng được 3 ha Trà hoa vàng với trên 1 vạn gốc. Để cây trồng phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế. Công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc, áp dụng khoa học công nghệ trong việc trồng, chăm sóc và chế biến Trà hoa vàng. Công ty đã đầu tư khu sản xuất giống Trà hoa vàng với hệ thống dàn lưới che nắng, mưa và hệ thống tưới nước phun sương tự động, nhằm đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Đối với diện tích trà trồng trà trên, anh Trắng cũng lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động để thuận lợi trong khâu chăm sóc. Trong khâu chế biến, cùng với sự hỗ trợ của huyện, anh đầu tư mua 1 máy sấy thăng hoa, 2 máy sấy khô và 1 máy đóng gói trà túi lọc tự động. “Trước khi chưa biết áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc và chế biến Trà hoa vàng thì Công ty gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc ươm giống cây và chế biến sản phẩm. Từ khi biết ứng dụng những công nghệ mới này thì Công ty chúng tôi sản xuất rất thuận lợi như tỷ lệ cây giống sống rất cao, việc chăm sóc không tốn nhiều công lao động, việc chế biến hoa trà và các sản phẩm từ Trà hoa vàng rất thuận lợi, điều đó đã mang đến doanh thu cho Công ty tương đối lớn”. Nhờ biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mà hàng năm Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 cây giống/năm. Năm 2017, doanh thu từ trồng và chế biến cây Trà hoa vàng của doanh nghiệp đạt 3 tỷ đồng (tăng 1 tỷ đồng so với năm 2016).
Tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, ba kích tím phổ biến có 02 loại sản phẩm gồm: Củ ba kích tươi rửa sạch, ba kích phơi khô. Củ ba kích tươi cung cấp chủ yếu cho các đơn vị sản xuất rượu ba kích đã được cấp phép trong dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu ba kích tỉnh Quảng Ninh” và bán cho người tiêu dùng; Sản phẩm ba kích khô chủ yếu cung cấp cho các cơ sở đông y thuộc Sở Y tế Quảng Ninh và cung cấp cho một số nhà thuốc khu vực phí Bắc và bán lẻ trên thị trường. Sản phẩm từ củ ba kích chủ yếu rượu ba kích (chiếm trên 72% sản lượng Ba kích tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh). Được sự quan tâm hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông quan việc khai dự án
“Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu ba kích Ba Chẽ, rượu ba kích tỉnh Quảng Ninh”, sản phẩm rượu ba kích tím Ba Chẽ và rượu ba kích Quảng Ninh đã mở rộng được thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.Hàng năm ngân sách Nhà nước duy trì để tham gia các hội chợ: Hội chợ mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP - one community one product); hội chợ xuân Hạ Long, hội chợ Agroviet tại Hà Nội, hội chợ thương mại-du lịch Quảng Ninh, hội chợ hữu nghị Việt Trung. Đã hình thành được hệ thống kênh phân phối rượu ba kích Quảng Ninh thông qua các điểm giới thiệu sản phẩm thuộc chương trình OCOP tại 14 địa phương, hệ thống các khách sạn tại Quảng Ninh, một số cửa hàng kinh doanh rượu tại Hà Nội và Hải Phòng, hệ thống siêu thị BigC, Metro tại Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được sơ đồ chuỗi giá trị với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ba kích tím, các liên kết, mối quan hệ, mức độ trao đổi thông tin và cuối cùng là tỷ trọng lợi nhuận của các tác nhân. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi gồm: tập trung phát triển R&D và công nghiệp hóa nông nghiệp trồng trọt dược liệu tại Việt Nam. Nghiên cứu còn là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về nâng cao và cải thiện kinh tế cho các thành phần có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi.