Giải pháp phát triển chuỗi giá trịba kíchtím trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 101)

6. Bố cục luận văn

3.6.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trịba kíchtím trên địa bàn huyện Ba Chẽ

3.6.2.1.Nhóm giải pháp: Tổ chức sản xuất - Hình thành quan hệ “liên kết 5 nhà”

Đây là các giải pháp thuộc phạm vi thực thi và là kết quả của quá trình vận dụng chính sách vào cuộc sống. Những giải pháp này vừa phản ánh kết quả chỉ đạo,

lãnh đạo của hệ thống chính trị nói chung và chính quyền địa phương nói riêng, vừa phản ánh thực chất tổ chức quản lý sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo động lực kinh tế trong các vùng sản xuất hàng hóa.

Giải pháp này có vai trò quyết định sự kết hợp sức mạnh của chính sách, sự chỉ đạo lãnh đạo địa phương với các lực lượng vật chất cụ thể của tổ chức sản xuất. Do vậy, mọi kết quả tạo ra từ các nhóm giải pháp này sẽ là tiếng nói quyết định trong việc hình thành và phát huy vai trò của các đơn vị kinh tế, tạo ra sản phẩm kinh tế và kết quả - hiệu suất sản xuất. Từ các đơn vị kinh tế, các giá trị kinh tế đem lại sẽ là tiếng nói quyết định sự phát triển của vùng sản xuất hàng hóa, của địa phương và của từng chủ thể trong liên kết.

a. Quy hoch sn xut sn phm ba kích

Huyện Ba Chẽ cần xây dựng quy hoạch tổng hợp phát triển sản phẩm ba kích giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch này mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất cho canh tác ba kích (thuộc lĩnh vực nông nghiệp) và quy hoạch ngành chế biến các sản phẩm ba kích (thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến) trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Nội dung quy hoạch chú trọng các vấn đề sau:

- Chú trọng rà soát và xác định diện tích thực trồng ba kích hiện nay và diện tích đất lúa, đất màu và các loại đất nông nghiệp khác kém hiệu quả có khả năng chuyển đổi mục đích canh tác sang phát triển cây ba kích để ước tính quy mô trồng ba kích có tính khả thi nhất.

- Khảo sát đánh giá việc sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất trong tương lai cho các khu, cụm công nghiệp tập trung và phân tán dành cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm ba kích tại huyện Ba Chẽ, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã như:

+ Mở rộng diện tích vườn ươm cây giống ba kích tại xã Nam Sơn và quy mô sản xuất của 03 cơ sở cung ứng giống giống trên địa bàn huyện, phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng, phát triển ba kích ở quy mô lớn.

+ Đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến, chiết xuất sản phẩm ba kích tại Cụm công nghiệp Nam Sơn, hình thành trung tâm kinh doanh dược liệu tại Thị trấn Ba

Chẽ gắn với trung tâm OCOP để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm ba kích tím trên địa bàn huyện.

- Khảo sát đánh giá tuổi vườn ba kích, diện tích trồng mới, diện tích đang cho thu hoạch, diện tích vườn ba kích cỗi cần cải tạo và năng suất ba kích để ước tính sản lượng ba kích và tốc độ tăng trưởng sản lượng. Khảo sát nhu cầu trồng mới và cải tạo vườn ba kíchcủa nông dân.

- Khảo sát đánh giá toàn bộ hệ thống cơ sở, doanh nghiệp chế biến sản phẩm ba kích trong huyện, chú trọng đánh giá về công nghệ, công suất lắp đặt, công suất chế biến thực tế để ước tính nhu cầu nguyên liệu ba kích, nhu cầu lao động và vốn để nâng cấp công nghệ.Từ các kết quả khảo sát, quy hoạch cân đối giữa sản lượng ba kích nguyên liệu và nhu cầu nguyên liệu cho chế biến nội huyện và tỉnh. Từ đó, ước tính quy mô phát triển ngành trồng trọt và chế biến một cách cân đối và hợp lý, ước tính sản lượng ba kích hợp lý dành cho xuất khẩu.

b. Xây dng Chương trình phát trin ba kích tím giai đon 2021 - 2025

Dựa trên kết quả khảo sát quy hoạch sản phẩm ba kích để xác định nhu cầu trồng mới hàng năm từ nguồn đất chuyển đổi mục đích canh tác từ cây trồng khác kém hiệu quả sang cây ba kích. Dựa trên khảo sát diện tích ba kích và tuổi thực tế của vườn ba kích, xác định nhu cầu cải tạo vườn của nông dân trồng ba kích để lập kế hoạch trồng cải tạo. Căn cứ trên các số liệu khảo sát thực tế, và quy hoạch chung sản phẩm ba kích, Ba Chẽ hoạch định một chương trình phát triển ba kích giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030; tập trung ở các xã: Lương Mông, Minh Cầm, Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc. Trong đó cụ thể hóa quy mô trồng mới, quy mô trồng cải tạo, tiến độ trồng mới và cải tạo vườn hàng năm. Lồng ghép chương trình phát triển ba kích với hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ về giống, mật độ, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ thực vật để tăng hiệu quả đầu tư và dần hình thành vùng ba kích nguyên liệu tập trung có sản lượng lớn và chất lượng cao.

c. T chc xây dng vùng nguyên liu theo mô hình liên kết ngang và liên kết dc gia các tác nhân trong chui giá tr

biến và vùng ba kích nguyên liệu để bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến và hỗ trợ phát triển nông dân trồng ba kích. Tìm kiếm các mô hình liên kết phù hợp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của địa phương. Dẫn dắt việc xây dựng các mô hình liên kết chính là bản thân các doanh nghiệp chế biến ba kích. Ngoài ra, cần thúc đẩy vai trò của Chi cục Phát triển nông thôn, Hội Nông dân và chính quyền địa phương kết hợp với Hiệp hội để hình thành các tổ chức hợp tác sản xuất - chế biến ba kích. Khi xây dựng các mô hình liên kết, cần đánh giá vai trò tham gia của lao động nghèo nông thôn, người sản xuất nhỏ để bảo đảm các mô hình liên kết có sự tham gia chủ động và tích cực của nhóm người nghèo nông thôn, duy trì ổn định và tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm ở khu vực nông thôn cho người nghèo nông thôn.

Một số mô hình liên kết nên được chú trọng xây dựng thử nghiệm là:

- Mô hình liên kết giữa Hội nông dân trồng ba kích- Thương lái - Cơ sở, doanh nghiệp chế biến. Mô hình này dựa trên nền tảng:

1) xây dựng liên kết ngang giữa nông dân trồng ba kích hình thành Chi hội nông dân trồng ba kích trên địa bàn từng thôn, xã;

2) xây dựng liên kết dọc giữa nông dân trồng ba kích và thương lái. Từ liên kết giữa các chi hội nông dân trồng ba kích và thương lái, xây dựng các tổ chức hợp tác sản xuất - chế biến mà nòng cốt là nông dân thuộc các chi hội và các thương lái trên địa bàn. Các tổ chức hợp tác này sẽ đóng vai trò như các cơ sở sơ chế ba kích nguyên liệu trên từng địa bàn, từ đó hình thành các đầu mối cung ứng nguyên liệu cho cơ sở, doanh nghiệp chế biến theo phương thức hợp đồng.

- Mô hình liên kết Chi hội nông dân trồng ba kích - Cơ sở sơ chế ba kíchnguyên liệu - Cơ sở, doanh nghiệp chế biến. Mô hình này có thể áp dụng trên các vùng trồng ba kích quy mô lớn có sẵn hệ thống cơ sở sơ chế ba kíchnguyên liệu. Nền tảng của mô hình là sự liên kết trực tiếp giữa nông dân tham gia các Chi hội trồng ba kích và cơ sở sơ chế ba kích nguyên liệu tại địa phương nhằm giảm bớt các công đoạn thương mại trung gian không cần thiết và tăng khả năng tham gia công đoạn sơ chế cho lao động gia đình của nông dân trồng ba kích. Mô hình này nhằm hình thành các tổ chức hợp tác sản xuất - chế biến mà nòng cốt là nông dân thuộc các chi hội và các cơ sở sơ chế ba kíchtrên địa bàn.

d. T chc sn xut theo đúng quy hoch và kim soát vic thc hin quy hoch đển định lượng ba kích nguyên liu cho các doanh nghip chế biến.

Bước đầu trên địa bàn xã Thanh Lâm và Thanh Sơn đã hình thành các vùng sản xuất cho các sản phẩm chủ lực trong đó có câyba kích. Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch, kiểm soát quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế là vô cùng quan trọng, việc huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch cũng là một cản trở, thách thức.

Trong bối cảnh chung, cái gì được lợi thì dân triển khai ồ ạt. Vì thế, quy hoạch đã được lập, song triển khai thực hiện quy hoạch và kiểm soát quy hoạch ra sao lại là vấn đề không hề đơn giản. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp; Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp sẽ lồng ghép của ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề…Vì thế, kiểm soát thực hiện quy hoạch là việc cần làm để ổn định quy mô sản xuất, ổn định lượng cung nông sản, tránh hiện tượng sản xuất không theo quy hoạch. Thực tế, không kiểm soát tốt quy hoạch sẽ làm nảy sinh dư cung nông sản. Vậy làm cách nào để kiểm soát thực hiện quy hoạch khi đất đã được giao quyền sử dụng ổn định, lâu dài cho hộ nông dân? Để làm được điều đó đòi hỏi công tác tuyên truyền vận động, giải pháp hỗ trợ đồng bộ từ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất tới hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ và gắn kết hỗ trợ tiêu thụ.

Để thực hiện tốt quy hoạch, cần có sự phối hỗ trợ từ nhiều phía như nhà nước, nhà doanh nghiệp và sự đồng thuận của cộng đồng và người dân để hướng tới tính bền vững trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

e. Duy trì và thúc đẩy liên kết gia sn xut vi tiêu th nông sn

Trong nền kinh tế thị trường, chúng ta phải bán cái chúng ta có nhưng đồng thời là cái thị trường cần thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Vì thế, giải quyết đầu ra cho nông sản đã, đang và sẽ trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc hình thành và phát triển các vùng nông sản nguyên liệu gắn kết với bao tiêu đầu ra ổn định là mong mỏi của toàn xã hội. Để giải quyết điều đó liên kết được xem là giải pháp hữu hiệu.

Qua khảo sát thực tế tại huyện Ba Chẽ cho thấy, chuỗi giá trị ba kích có sự tham gia mạnh của doanh nghiệp (Chủ yếu làHTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ); Các sản phẩm còn lại sự tham gia của doanh nghiệp còn ít. Vì thế, cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia liên kết trong chuỗi giá trị nông sản.

Mặt khác, cần có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ba kích liên kết chặt chẽ với nhau trong chia sẻ lợi ích và rủi ro. Tránh trường hợp các bên khi tham gia liên kết không tuân thủ các cam kết, ràng buộc (với trường hợp không ký hợp đồng) và không tuân thủ hợp đồng, phá hợp đồng (với trường hợp ký hợp đồng).

3.6.2.2. Giải pháp vềđất đai

Để đảm bảo nguyên tắc vùng trồng ba kích tập trung, thuận lợi cho việc quản lý điều hành cần phải điều tra, xác định ranh giới, diện tích giữa thực địa và bản đồ, chủ quản lý, sử dụng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. Giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những diện tích được quy hoạch phát triển cây ba kích đảm bảo người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất ổn định, lâu dài.

3.6.2.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

- Gii pháp v ging

Giống ba kích lựa chọn phát triển: Ba kích có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc, hiện nay đã trồng nhiều trong tỉnh, đa số giống được tạo các khóm cây mẹ hiện có trồng bằng cây con được chăm sóc tại các vườn ươm, khi cây con có đủ tiêu chuẩn đem đi trồng.

Nguồn giống đưa vào trồng phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Chẽ có cơ sở sản xuất giống ba kích bằng hình thức cây mô như: Hợp tác xã Toàn dân, gia đình ông Mông Văn Thàm - Khu 1 thị trấn Ba Chẽ đã nhân giống bằng nuôi cấy mô từ 10 – 30 vạn cây giống/năm.

- Gii pháp v k thut trng và chăm sóc, ci to, thu hoch

Đối với diện tích trồng mới ba kích: Phương thức trồng: Trồng thuần loài. Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con. Mật độ trồng: 10.000 cây/ha. Xử lý thực bì,

quy trình xử lý thực bì phải được hướng dẫn cụ thể đề phòng lửa rừng trong quá trình đốt dọn thực bì. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến sản phẩm tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật do Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT ban hành. (Chăm sóc vườn 3 năm theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ vườn ngay sau khi trồng sau đó chuyển sang nuôi dưỡng kinh doanh, nội dung gồm rào vườn ngăn chặn sự phá hoại của người và gia súc, phòng trừ, phát hiện và sử lý kịp thời sâu bệnh hại vườn).

Trồng dặm, chăm sóc: Tiến hành điều tra mật độ, tình hình sinh trưởng, tình hình sâu bệnh... cho từng vườn ba kích hiện có trong vùng để làm cơ sở thực hiện các nội dung trồng dặm, thay thế, chăm sóc, bảo vệ.

Về phân bón: (i) đối vớiphân hữu cơ: Khai thác, tận thu nguồn phân hữu cơ trên cơ sở phát triển chăn nuôi tăng nguồn phân bón của gia súc (phân chuồng phải chế biến thành dạng hoai mục). Khuyến khích sản xuất, chế biến phân xanh, phân vi sinh tại chỗ. Có thể trồng xen các cây họ đậu, cây ngắn ngày khác để che phủ mặt đất chống bốc hơi, giữ ẩm cải tạo và tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trong những năm đầu trồng ba kích. (ii) Đối với phân vô cơ (NPK, đạm, lân, ka li, thuốc trừ sâu) căn cứ vào tiến độ trồng, hàng năm các đơn vị chủ quản lên kế hoạch và chủ động cung ứng kịp thời phân bón cho các hộ trồng ba kích đúng thời gian giúp cho cây phục hồi nhanh, tăng năng suất cây trồng.

3.6.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tư khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản hàng hoá, để đảm bảo cung cấp nguyên liệu đa dạng các mặt hàng chế biến và xuất khẩu.

Triển khai kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến sản phẩm ba kích tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật do Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT ban hành. (Chăm sóc vườn 3 năm theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ vườn ngay sau khi trồng sau đó chuyển sang nuôi dưỡng kinh doanh, nội dung gồm rào vườn ngăn chặn sự phá hoại của người và gia súc, phòng trừ, phát hiện và sử lý kịp thời sâu bệnh hại vườn).

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để chế biến ra các sản phẩm ba kích Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với chất lượng cao.

3.6.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hỗ trợ kinh phí mua giống ba kích cho các hộ gia đình

Hỗ trợ 1 lần kinh phí để mua cây giống cho hộ gia đình có diện tích trồng mới ba kích tập trung từ 0,5 ha trở lên từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Có các chính sách ưu tiên tăng cường thu hút các doanh nghiệp tham gia vào phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ của huyện.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc quan trọng là phải xây dựng được chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến việc phân phối sản phẩm ra thị trường. Trong đó, doanh nghiệp chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết này. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực này nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 101)