6. Bố cục luận văn
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trịba kích Ba Chẽ
3.4.1.Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ.
- Đầu tiên là người sản xuất (chất lượng đầu vào của sản phẩm): Những người sản xuất với quy mô, điều kiện sản xuất khác nhau là những người tham gia trực tiếp vào chuỗi bằng cách sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến sản phẩm ba kích ( ba kích khô, rượu ba kích..); Người sản xuất chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kĩ thuật trong sản xuất như VietGap, …ba kích vì thế mà khó tiếp cận các chuỗi hiện đại giá cao khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, điều đó tác động tới giá bán và giá trị gia tăng; Giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các loại vật tư chính trong sản xuất ba kích và là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm; Việc lạm dụng các giống giá rẻ, phân bón hoá học và thuốc
BVTV không rõ nguồn gốc khiến năng suất,chất lượng, thương hiệu và niềm tin cho sản phẩm ba kích giảm sút. Từ đây, phần giá trị gia tăng dành cho khâu sản xuất nói riêng và toàn chuỗi nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-Thứ 2 là khai thác ba kích tự nhiên: Do cây ba kích đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm, ít được chú ý tới tái sinh và nuôi trồng, nguồn cung cấp cây dược liệu ngày càng hạn chế, số lượng giảm dần theo thời gian và khối lượng khai thác.
- Thứ 3 là cơ sở chế biến: Bao gồm những hộ, HTX chế biến không đăng ký kinh doanh và những hộ chế biếncó đăng ký kinh doanh; Các hộ chế biến sản phẩm ba kích chủ yếu bằng thủ công, công nghệ chế biến còn thô sơ, nhận thức của người sản xuất chưa đầy đủ… là những nguyên nhân khiến giá trị sản phẩm thấp, giá trị gia tăng chuỗi bị hạn chế.
- Thứ 4 là nhóm người thu gom: Bao gồm nhóm thu gom ba kích tươi và nhóm thu gom ba kích khô. Vì lợi nhuận nên nhiều cơ sở thu mua sản phẩm ba kích từ nhiều nguồn khác nhau, cả ba kích từ Trung Quốc nên ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm ba kích Ba Chẽ.
3.4.2.Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ
- Đầu tiên là môi trường thể chế: Các chính sách liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất, chế biến đã được ban hành nhưng thực thi còn chậm chạp; Chính sách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ba kích ở nhiều địa phương còn thiếu đồng bộ khiến hiệu quả thực thi chính sách còn rất kém; Các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm, hàng hóa đã được được tỉnh, huyện quan tâm triển khai đến người dân sản xuất (HTX, hộ gia đình), tuy nhiên, việc tham gia của người sản xuất chưa nhiều. Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ mối liên kết 4 nhà, 5 nhà vốn rất có ý nghĩa, song nhiều năm qua chưa có nhiều chuyển biến.
Thứ 2 là mức độ tiếp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm ba kích: Gần đây người tiêu dùng ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh đã biết đến các sản phẩm từ ba kích Ba Chẽ nói riêng, cũng như ba kích Quảng Ninh nói chung như: Ba kích phơi khô, rượu ba kích đã được đóng gói, đóng chai và có mẫu mã, bao bì đẹp
mắt, đặc biệt là ba kích tím Ba Chẽ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tên sản phẩm thương mại.
Một trong những yếu tố có tác động tới sự tăng trưởng và phát triển của các tổ chức, đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm cây ba kích là sự hỗ trợ về các cơ chế chính sách trực tiếp cho các đối tượng này.Cây ba kích có cơ hội để mang lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng dân cư. Tuy vậy, để tăng trưởng và phát triển một cách bền vững cần có sự hỗ trợ của địa phương cũng như hệ thống quản lý nhà nước cho các hoạt động, dịch vụ nằm ngoài khả năng sản xuất nhỏ, trình độ chuyên môn hóa thấp như cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, chính sách tín dụng, thuế…
3.5. Đánh giá chung về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh