Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

6. Bố cục luận văn

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp tiếp cận thông tin nghiên cứu: Tiếp cận thông qua các báo cáo, tài liệu, chương trình dự án về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; Tiếp cận từ hệ thống các tư liệu, bản đồ, các số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn nghiên cứu; Thu thập các tư liệu, số liệu từ dự án; Tiếp cận thông tin trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu, thông qua phương pháp: Phỏng vấn bán cấu trúc, bằng hệ thống bảng hỏi.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứu trước đó;

Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ UBND huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Niên giám Thống kê huyện ...và từ nguồn Internet thu thập chủ yếu những thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và tình hình sản xuất, diện tích trồng - thu hoạch, sản lượng ba kích nguyên liệu qua các năm.

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

* Chn đim nghiên cu

Ba Chẽ là huyện có diện tích trồng cây ba kích tương đối lớn so với một số địa phương khác (Tổng diện tích ba kích Ba Chẽ đến năm 2019 là 112 ha, chiếm 35% diện tích ba kích tỉnh Quảng Ninh), tuy nhiên diện tích trồng được phân bố rộng khắp các xã trên địa bàn huyện. Qua nghiên cứu thực tế, tác giả đã chọn ra 03 xã tiêu biểu là xã Thanh Sơn, xã Thanh Lâm, xã Minh Cầm là những xã có vùng sản xuất ba kích tập trung với diện tích lớn hơn so với các xã khác để điều tra. (Cụ thể là: xã Thanh Sơn có 42,2 ha chiếm 37,6% diện tích ba kích của huyện, xã Thanh Lâm có 40,61 ha, chiếm 36,2% diện tích ba kích của huyện và xã Minh Cầm có 9,5 ha, chiếm 8,5% diện tích ba kích của huyện). Số hộ trồng ba kích tím toàn huyện là 228 hộ, trong đó xã Thanh Sơn 75 hộ, chiếm 32,89% số hộ trồng, xã Thanh Lâm 67 hộ, chiếm 29,38% số hộ trồng và xã Minh Cầm 28 hộ, chiếm 12,28% số hộ trồng; Số hộ thu mua toàn huyện có 33 hộ, trong đó (Thanh sơn 8 hộ, chiếm 24,42% số hộ thu mua, Thanh Lâm 7 hộ, chiếm 21,21% số hộ thu mua xã Minh Cầm 05 hộ, chiếm 15,15% số hộ thu mua).

Tại mỗi xã tác giả căn cứ vào số hộ trồng ba kích cụ thể từng xã để chọn số hộ để điều tra ( xã Thanh Sơn chọn 40 hộ; xã Thanh Lâm chọn 35 hộ và xã Minh Cầm chọn 15 hộ) đại diện có diện tích trồng ba kích lớn và chọn 02 hộ thu gom/xã, 01 HTX thu mua và chế biến sản phẩm ba kích (Rượu, ba kích khô..) có kinh nghiệm trong sản xuất ba kích.

* Phương pháp chn mu điu tra

Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên theo các bước sau:

+ Bước 1: Chọn 03 xã để điều tra là: Xã Thanh Sơn, xã Thanh Lâm, xã Minh Cầm. + Bước 2: Trong xã chọn số lượng từ 15-40 hộ có sản xuất ba kích tím để điều tra, thu thập số liệu.

+ Bước 3: Chọn hộ để điều tra.

Tác giả thực hiện điều tra mẫu các hộ gia đình trồng ba kích có tính chất đại diện phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài; thông qua trao đổi trực tiếp, quan sát thực tế.

Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian và cán bộ hỗ trợ, diện tích trồng ba kích của mỗi xã, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên ( xã Thanh Sơn 40 hộ, xã Thanh Lâm 35 hộ và xã Minh Cầm 15 hộ) điều tra. Thông qua trao đổi với cán bộ phụ trách nông nghiệp của các xã, tác giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau: quy mô trồng, kinh nghiệm trồng để đảm bảo tính đại diện tốt nhất cho mẫu khảo sát. Ngoài ra, một số tiêu chí khác tác giả cũng quan tâm và xem xét như khả năng cung cấp thông tin của hộ, hộ hiện đang có tại địa phương (bởi hiện nay một số hộ đi làm thuê hàng ngày (sáng đi, tối về), hộ cán bộ hay hộ thuần nông dân,... Thông qua phiếu điều tra 90 hộ đã chọn nhằm phân tích thực trạng sản xuất, vốn, sử dụng lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, ý kiến đánh giá về các chính sách của địa phương, mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ trồng cây ba kích, những mong muốn kiến nghị của hộ,... tại thời điểm nghiên cứu.

- Đối với tác nhân là các hộ thu gom Ba kích:

Đối với tác nhân này tác giả chọn ngẫu nhiên 02 hộ/01 xã có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu. Do điều kiện tiếp cận nên tác giả chỉ chọn những hộ thu gom với số lượng lớn, thường xuyên.

- Đối với tác nhân là hợp tác xã, cơ sở chế biến sản phẩm ba kích:

Đối với tác nhân này tác giả chọn ngẫu nhiên 01 hợp tác xã hoặc cơ sở có hoạt động chế biến sản phẩm ba kích/ 01 xã (Thị trấn) để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu. Do điều kiện tiếp cận nên tác giả chỉ chọn những cơ sở chế biến với số lượng lớn, có uy tín.

Đối với tác nhân này tác giả chọn ngẫu nhiên 12 người tại 03 xã thường xuyên sử dụng sản phẩm ba kích (Xã Thanh Sơn 05 người, Thanh Lâm 04 người, Minh Cầm 02 người) để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài còn kết hợp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin sâu, các thông tin về các tác nhân thị trường chuỗi giá trị cây ba kích.

Bảng 2.5. Đối tượng và mẫu điều tra STT Đối tượng điều tra Số lượng

mẫu Xã Thanh Sơn Xã Thanh Lâm Xã Minh Cầm 1 Hộ dân trồng Ba kích 90 40 35 15 2 Hộ thu gom ba kích 6 2 2 2 3 HTX, cơ sở chế biến 3 01 01 01 4 Người tiêu dùng 12 05 04 02 Tổng 111

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

* Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.

Thực hiện phương pháp này sau khi đã quan sát trực tiếp và thu thập thông tin thứ cấp về vấn đề kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Phỏng vấn cán bộ chuyên môn phụ trách vấn đề cần nghiên cứu, cá nhân hộ gia đình.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra):

Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên cứu.

Điều tra các hộ dân tham gia trồng, chăm sóc và thu hoạch ba kích tím. Điều tra các hộ thu gom ba kích tím.

Điều tra Hợp tác xã và các cơ sở chế biến ba kích tím.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)