Định hướng phát triển câyba kíchtrên địa bàn huyện Ba Chẽ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

6. Bố cục luận văn

3.6.1. Định hướng phát triển câyba kíchtrên địa bàn huyện Ba Chẽ,

Ninh giai đon 2021-2025

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng trở lên gay gắt. Để tồn tại và phát triển, sản phẩm ba kích huyện Ba Chẽ cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết, nâng cao giá trị của ngành. Nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh giá trị của sản phẩm ba kích tím cần dựa trên các quan điểm và định hướng cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của thời đại. Việc xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím cần được thực hiện đồng bộ nhiều khâu, nhiều yếu tố, phải đảm bảo tính vững chắc, đây không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp ba kích mà là nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền huyện Ba Chẽ và toàn xã hội.

Định hướng xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới cụ thể như sau:

3.6.1.2. Xây dựng chính sách phát triển vùng nguyên liệu ba kích

Huyện Ba Chẽ cần quy hoạch vùng nguyên liệu ba kích, gắn với quy hoạch phát triển địa phương, phối hợp giữa huyện và ngành trong tổ chức năng lực chế biến, tiêu thụ ba kích, phối hợp bố trí vùng nguyên liệu đã có với các vùng nguyên liệu trồng mới, các nhà máy chế biến cần hình thành hệ thống chế biến gắn với tổ chức sơ chế trong các vùng ba kích. Hiện nay, nguyên liệu ba kích của Ba Chẽ mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của các cơ sở chế biến, do vậy để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích cần tập trung đầu tư, mở rộng các vùng nguyên liệu ba kích. Đồng thời, cần chú trọng đào tạo người lao động, phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến ứng dụng vào sản xuất để nâng cao khả năng cung ứng cũng như chất lượng của các vùng ba kích nguyên liệu.

3.6.1.3. Tổ chức sản xuất

Để sản xuất, kinh doanh ba kích hiệu quả, người làm ba kích sống được bằng ba kích, người dân, doanh nghiệp cần hướng đến sản xuất ba kích sạch, ba kích an

toàn, thay đổi cách làm ba kích bằng kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ngành nông nghiệp, các huyện, thị phải thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, doanh nghiệp về sản xuất, chế biến ba kích an toàn, ba kích sạch. Tăng cường công tác quản lý, rà soát các đơn vị chế biến trên địa bàn.

Huyện cần tạo điều kiện pháp lý đăng ký doanh nghiệp, hộ nông dân cần khẳng định vai trò tự chủ trong quan hệ độc lập với doanh nghiệp. Huyện cũng cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư riêng trong sản xuất chế biến ba kích, nhất là trong chế biến ba kích sạch, ba kích an toàn, ba kích tinh. Đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống, thu nhập ổn định cho người dân làm ba kích.

3.6.1.4. Xây dựng các hình thức liên kết sản xuất - chế biến ba kích

Các hình thức liên kết sản xuất - chế biến ba kíchcó thể bao gồm: Hợp đồng nhận khoán trên đất doanh nghiệp, Hợp đồng cung ứng vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ - thu mua ba kích; Hợp đồng bán vật tư - mua sản phẩm trong đó các doanh nghiệp chủ động tìm nguồn vật tư phù hợp với giá cạnh tranh để bán cho hộ nông dân, ký hợp đồng tiêu thụ ba kích nguyên liệu với dân; Hợp đồng mua sản phẩm áp dụng với các hộ ở xa vùng nguyên liệu tập trung, các hộ nông dân lẻ, lân cận vùng nguyên liệu ba kích trong đó doanh nghiệp xây dựng quy định thu mua sản phẩm cho dân theo cơ chế cạnh tranh, tổ chức đại lý tiêu thụ hợp lý; Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong đó những hộ có ưu thế về đất thực hiện góp vốn với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất, doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, đảm bảo đời sống cho người dân, đào tạo và sử dụng người dân làm lao động…

3.6.1.5. Xây dựng mối quan hệ các nhà trong liên kết

Nhà nước với vai trò của các cấp trong liên kết, trong đó Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh là “người chủ trì” liên kết trong vai rò chuyển tải và vận dụng đúng chính sách Trung ương vào địa phương, cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện liên kết…

Nhà doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ ba kích thực hiện phát triển vùng nguyên liệu ba kích ổn định, tham gia ký hợp đồng với dân

trong sản xuất - cung ứng - tiêu thụ ba kích nguyên liệu, doanh nghiệp cung ứng vật tư cung ứng theo quan hệ hợp đồng giữa Hộ nông dân - Công ty vật tư…

Nhà khoa học: Tham gia các đề tài, dự án, chương trình khoa học, đề xuất các kiến nghị nghiên cứu khoa học để góp phần đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím…

Nhà nông: Bao gồm Hộ nông dân thực hiện tổ chức trồng ba kíchtrên đất giao khoán hoặc đất của hộ theo quan hệ liên kết hợp đồng với các bên trong quá trình sản xuất, cần học tập, áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng ba kích; Hợp tác xã, đơn vị sản xuất cần tập hợp được quyền lợi của các cá nhân trong tổ chức, phát huy lợi thế quy mô sản xuất, phát huy hiệu quả của ứng dụng công nghện tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao và giá thành sản xuất thấp, cạnh tranh có ưu thế trong phát triển.

Nhà ngân hàng: Bao gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng tham vào quá trình cung ứng và đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ba kích Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Đồng thời, để thực hiện tốt việc phát triển cây ba kích theo Đề án, huyện sẽ tăng cường công tác khuyến công, đào tạo nâng cao tay nghề cho người chế biến ba kích. Các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh ba kích cũng sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường, bạn hàng để có thị trường ổn định, giá trị sản phẩm cao. Cùng với đó, tỉnh sẽ bố trí nguồn vốn và có cơ chế chính sách để thực hiện Đề án.

Trên cơ sở diện tích ba kích hiện có và đề xuất mở rộng diện tích trồng ba kích của các xã, dự kiến vùng trồng ba kích cụ thể như sau:

Tổng quy mô diện tích ba kích dự kiến đến hết năm 2020 là 335 ha và đến năm 2030 là 1.000,0 ha. Trong đó: Trồng mới 665 ha và duy trì diện tích ba kích ba kích hiện có 112 ha. Địa điểm thực hiện tại các xã trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)