Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trịsản phẩm ba kíchtím Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 84)

6. Bố cục luận văn

3.2.5. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trịsản phẩm ba kíchtím Ba Chẽ

a. Liên kết dc gia cung ng đầu vào và h nông dân trng Ba kích

Người trồng ba kích lấy giống ba kích, vật tư nông nghiệp…từ tác nhân cung cấp đầu vào để sản xuất ba kích. Ba kích nguyên liệu chủ yếu do các hộ nông dân sản xuất và sau đó họ bán ra dưới hai dạng sản phẩm là ba kích tươi và ba kích khô. Ba kích được thu gom về các đơn vị sản xuất chế biến ba kích. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến ba kích ở Ba Chẽ không có vùng nguyên liệu riêng mà đều phải mua ba kích nguyên liệu từ các hộ nông dân do đó chất lượng Ba kích nguyên liệu không được đồng đều và đảm bảo, nhiều cơ sở chế biến xây dựng không theo quy hoạch vì vậy nguyên liệu ba kích tươi mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của các cơ sở chế biến. Sản phẩm ba kích Ba Chẽ chưa thực sự tạo được thương hiệu riêng trong nước và chưa phát triển được sang các thị trường quốc tế.

Như vậy, giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ đã có sự liên kết với nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ba kích, mối liên kết giữa các nhà đang dần được hình thành. Tuy nhiên, mức độ liên kết chưa cao nên chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh về cây ba kích của tỉnh Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Đầu vào cho sản phẩm ba kích chủ yếu gồm vốn, lao động, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)… Đối với khâu cung ứng vật tư, người nông dân rất ít có khả năng nhận được dịch vụ cung ứng trực tiếp từ nhà máy sản xuất hoặc người nhập khẩu mà thường phải mua thông qua các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 hoặc tư thương buôn bán các sản phẩm này. Các hoạt động cung ứng diễn ra theo chu kỳ mùa vụ có thể theo hợp đồng hoặc không có hợp đồng ràng buộc.

Trường hợp cung ứng không có hợp đồng ràng buộc, nông dân phải thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc là người bán cho chịu một thời gian ngắn nếu là khách mua hàng quen. Trong trường hợp nếu nông dân chưa thanh toán ngay mà không có hợp đồng thì có thể gây rủi ro cho nhà cung ứng vật tư, bởi vì nếu bị mất mùa hộ nông dân không có khả năng trả nợ.

người vay không tốt có thể chiếm dụng tiền cho vay để chi tiêu vào công việc cá nhân/ gia đình khác.

Trong trường hợp cung ứng có hợp đồng, thường tồn tại hình thức tín dụng thương mại: bán sản phẩm để trả vật tư cho vụ trước; hoặc cung ứng vật tư kết hợp ràng buộc bán thành phẩm (ba kích tươi/ba kích sơ chế). Các trường hợp này chỉ xảy ra đối với công nhân nông trường hoặc xã viên hợp tác xã được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung ứng hoặc người bao tiêu sản phẩm. Nhìn chung, tỷ trọng các hộ được ký hợp đồng là không nhiều. Đa phần các hộ phải mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên thị trường nên không đảm bảo chất lượng.

b. Liên kết ngang gia các tác nhân sn xut Ba kích tím

Do các hộ cá thể trồng và chế biến ba kích có quy mô vốn và diện tích đất hạn chế, quy mô sản phẩm nhỏ, giá trị ga tăng thấp nếu bán đơn lẻ, nên chính quyền địa phương rất khuyến khích người trồng ba kích liên kết tập thể với nhau. Đã xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa các hộ thành nhóm hộ; liên kết giữa hộ với HTX nhằm tạo quy mô lớn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thỏa thuận giá bán đồng nhất, học hỏi được kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau,...

Thực tế cho thấy, sự liên kết giữa người trồng, chế biến ba kích là xã viên Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác khá chặt chẽ trong tổ chức của họ. Các HTX tiến hành các hoạt động hỗ trợ xã viên, như tưới tiêu, làm đất, điện sinh hoạt, mua phân bón trả chậm cho nông dân, cung cấp tín dụng lãi suất thấp, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của các cá nhân, và tổ chức trong và ngoài nước. Hợp tác xã cũng tiến hành tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên, mặc dù khối lượng tiêu thụ được còn hạn chế.

Nhìn chung, liên kết ngang trong Hợp tác xã mang lại ích lợi cho hộ trồng ba kích. Nhưng hiện nay số hộ nông dân tham gia Hợp tác xã không lớn nên ảnh hưởng của liên kết tập thể giữa những người trồng ba kích trong toàn ngành chưa đáng kể. Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các HTX trong ngành ba kích là Ban quản trị Hợp tác xã thiếu năng lực quản lý, điều hành, khai thác thị trường. Vốn của Hợp tác xã còn rất nhỏ, chủ yếu là từ nguồn đóng góp lệ phí của các thành viên và hỗ trợ từ bên ngoài, không đủ để nghiên cứu mở rộng thị trường, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của mình.

Các hộ trồng ba kích còn có các hình thức liên kết, hợp tác phi chính quy dưới các hình thức tổ, nhóm, câu lạc bộ. Đây là những bước sơ khai để hình thành các HTX chính quy sau này. Các hình thức tổ, nhóm câu lạc bộ được hình thành lập chủ yếu giúp nông dân sản xuất ba kích an toàn, xây dựng thương hiệu và phát triển trồng ba kích thống nhất về giống với quy mô lớn hơn.

Hộ trồng ba kích vẫn hoạt động một cách tự phát, thiếu thông tin định hướng. Hộ nông dân chủ yếu bán ba kích cho tư thương và người mua gom hoặc cho hộ gia đình khác, sản lượng bán qua Hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ.

Sự liên kết ngang giữa những người chế biến còn chưa chặt chẽ dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp chế biến ba kích phát triển không theo quy hoạch, thừa công suất, tranh mua nguyên liệu…

c. Liên kết dc gia các tác nhân sn xut và chế biến

Liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu ba kích với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến ba kích ở Ba Chẽ khá lỏng lẻo. Hiện tại, có các hình thức sau đây:

Liên kết của nông dân trồng ba kích tự do với cơ sở chế biến ba kích (tư nhân/ nhà máy). Do đa số các hộ trồng ba kích ở Ba Chẽ đồng thời là các nhà chế biến ba kích nên liên kết giữa người trồng ba kích và cơ sở chế biến không phải hộ nông dân, chủ yếu là ở khâu ba kích khô (ba kích đã qua sơ chế tại gia đình). Có một số hộ bán ba kích tươi nhưng chủ yếu bán cho các hộ chế biến lớn trong khu vực, vì thế hộ thu gom ba kích tươi không phát triển.

Hình thức liên kết giữa hộ nông dân tự do với người chế biến ba kích lớn hoặc doanh nghiệp chế biến ba kích công nghiệp chủ yếu là mua đứt bán đoạn và không có giàng buộc hợp đồng. Giao dịch như vậy dễ gây rủi ro cho cả người trồng ba kích lẫn tổ chức chế biến ba kích, nhất là khi khi cầu của nguyên liệu ba kích chế biến vượt quá cung trong khi thị trường ba kích trong nước chưa đáp ứng đủ nguyên liệu.

Các chủ trạng trại thiết lập mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến tốt hơn hộ nông dân. Hầu hết các trang trại đều có phương tiện chế biến. Ngoài sản phẩm của trang trại, chủ trang trại còn mua ba kích tươi từ các hộ khác về chế biến. Họ chỉ bán ba kích tươi khi thấy được giá hoặc bán phần ba kích tươi có phẩm chất thấp cho người thu gom hoặc cơ sở chế biến. Sản phẩm chế biến xong được chủ

trang trại bán cho người bán buôn, rồi người bán buôn bán cho người bán lẻ hoặc bán cho công ty để đóng gói xuất khẩu. Các trang trại có điều kiện kinh tế nên thường tích trữ ba kích sau khi đã chế biến trong một thời gian nhất định và chỉ bán khi thấy giá cao. Nhờ vậy, hộ trang trại có thu nhập cao hơn hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ.

- Liên kết giữa HTX trồng ba kích nguyên liệu với nhà máy chế biến. Ở mô hình này HTX đóng vai trò trung gian tiêu thụba kích cho xã viên.Việc tiêu thụ được tiến hành theo phương thức là HTX ký hợp đồng với khách mua trước, sau đó huy động ba kích khô từ các xã viên. Khách mua bán cho các điểm bán lẻ hoặc cho các công ty để đóng gói xuất khẩu.

Tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ qua HTX còn rất hạn chế. Dù vậy, nông dân vẫn có nguyện vọng tham gia Hợp tác xã với niềm tin là HTX sẽ phát triển và giúp họ cải thiện được điều kiện sống trong tương lai.

Tác dụng của hình thức liên kết này là tạo ra vùng ba kích chuyên canh cao, đồng nhất về mặt chất lượng sản phẩm đáp ứng cầu nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến ba kích. Do có ràng buộc bằng hợp đồng, hình thức liên kết này giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân trồng ba kích, đồng thời nâng cao trách nhiệm, vai trò dẫn dắt thị trường của doanh nghiệp chế biến Ba kích.

Song tiêu thụba kích qua các HTX cũng gặp một số khó khăn như: Các xã viên sản xuất riêng theo quy mô gia đình, có hộ có phương tiện chế biến, có hộ không, việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và chế biến không như nhau nên chất lượng sản phẩm không đồng nhất khi bán theo hợp đồng. Lợi ích trước mắt khi tham gia HTX của các thành viên chưa thực sự đáng kể, nên những ràng buộc của xã viên khi thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đôi khi HTX phải phá vỡ hợp đồng, đặc biệt khi giá thị trường cao hơn giá trong hợp đồng.

d. Liên kết gia tác nhân sn xut, thu gom và chế biến

Giữa tác nhân sản xuất trong vùng nguyên liệu ba kích với tác nhân chế biến có thể có mối liên kết trực tiếp với nhau hoặc có thể thông qua tác nhân trung gian. Đảm nhiệm việc kết nối hai tác nhân này là các tác nhân thu gom. Đây là quan hệ tay ba giữa tác nhân sản xuất - tác nhân thu gom - tác nhân chế biến, quan hệ này có thể thực hiện theo các hợp đồng ký kết giữa các tác nhân với nhau hoặc

không có hợp đồng. Nhìn chung, ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh công việc này thường thực hiện tự do không có hợp đồng kinh tế vì vậy dẫn đến hiện tượng tranh mua, tranh bán khi thị trường khan hiếm sản phẩm.

e. Liên kết gia tác nhân chế biến và tác nhân tiêu th

Liên kết này diễn ra theo các xu hướng mang tính nguyên tắc giữa tác nhânchế biến với nhà phân phối ký hợp đồng thương mại nhằm đáp ứng tiêu thụ hàng hóa cho nhà chế biến. Trong từng trường hợp cụ thể nhà phân phối có thể được ủy thác tiêu thụ Ba kích cho nhà chế biến, có thể mua đứt, bán đoạn.

Thông thường, cơ sở chế biến ba kích ở Ba Chẽ liên kết với nhà phân phối theo hợp đồng. Trong hợp đồng thương quy định chi tiết khối lượng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, chủng loại, quyền hạn của nhà phân phối (phân phối độc quyền, hoặc phân phối đại trà).

Các dạng liên kết này có tác dụng làm giảm tồn kho cho nhà chế biến, thúc đẩy sản xuất ba kích phát triển, dần dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của chuỗi ba kích, nâng cao giá trị gia tăng cho cả doanh nghiệp chế biến lẫn doanh nghiệp phân phối.

Hộ chế biến ba kích thường bán cho các hộ bán buôn, bán lẻ tại thị trường địa phương.Thông qua các hộ bán buôn tại chợ địa phương, ba kích được phân phối theo mạng lưới riêng của từng hộ bán buôn cho thị trường bán lẻ trong nước. Hầu như các hộ chế biến ba kích tư nhân không thể bán hàng cho siêu thị. Hình thức tiêu thụ khác của họ là bán cho doanh nghiệp chế biến, nhưng hộ nông dân không mấy hứng thú vì giá mua ba kích khô của doanh nghiệp chế biến khá thấp với lý do ba kích chế biến của hộ gia đình có chất lượng không đồng đều.

3.2.6. Đánh gián nhng khó khăn ca các tác nhân tham gia phát trin chui giá tr sn phm ba kích tím Ba Ch

Tổng hợp kết quả điều tra về các khó khăn của các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm ba kích làm cơ sở cho việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím của huyện Ba Chẽ trong thời gian tới được thể hiện trên Bảng 3.16.

Bảng 3.16: Những khó khăn của các tác nhân tham gia phát triển chuỗi giá trịsản phẩm ba kích Ba Chẽ

Bên tham gia Khó khăn

Tác nhân sản xuất ba kích

Thiếu vốn

Thiếu vốn (vật tư, đất)

Thiếu đào tạo tập huấn và kỹ năng Giá phân bón cao

Lạm dụng thuốc trừ sâu

Sử dụng các kỹ thuật canh tác cũ và không phù hợp Hạn chế tiếp cận với thuỷ lợi, tưới tiêu yếu kém Quy mô sản xuất nhỏ

Năng suất thấp

Chất lượng sản phẩm thấp Cơ sở vật chất nghèo nàn

Kho chứa tồi tàn hoặc không có Thiếu thông tin thị trường

Giá cả và nhu cầu không ổn đinh Chi phí giao dịch cao

Người mua hàng không mua thường xuyên

Tác nhân chế biến Ba kích

Thiếu vốn

Chất lượng nguyên liệu thô kém

Nguồn cung cấp nguyên liệu thô không đều Trang thiết bị lạc hậu

Thiếu kỹ năng tiếp thị Thiếu thông tin thị trường

Tiếp cận khó khăn với thị trường

Không đáp ứng dược số lượng sản phẩm cho người mua Cơ sở vật chất nghèo nàn

Có sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân

Phụ thuộc nhiều vào số lượng hạn chế người mua hàng Tác nhân thu

gom

Chất lượng nguyên liệu mua vào kém Cơ sở vật chất lưu kho hạn chế

Cơ sở vật chất hạn chế và rủi ro khi vận chuyển Giá cả không ổn định

Rủi ro giao dịch cao Tác nhân tiêu

thụ các sản

Chất lượng nguyên liệu thô thấp

Bên tham gia Khó khăn

phẩm ba kích Thiếu thông tin thị trường Khó tiếp cận thị trường Giá cả không ổn định Nhu cầu không ổn định

Thị trường do chính phủ điều phối Cạnh tranh cao

Đại lý tiêu thụ các sản phẩm

ba kích

Cạnh tranh tăng do có các công ty nước ngoài Cạnh tranh tăng do có các quán trà

Cạnh tranh tăng do có nhiều siêu thị Thiếu kỹ năng tiếp thị

Thiếu vốn

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)