Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban hành chính tỉnh luang nam tha, nước CHDCND lào (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 49)

Hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương được thiết lập nhằm đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực, vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực, vừa đảm bảo sự phân cấp về trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp năm 1978.

Đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gồm có 4 cấp: cấp tỉnh thủ đô, cấp huyện, cấp xã và cấp bản. Ở các cấp hành chính đều thành lập Hội động nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân quản lý việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; thực hiện Nghị quyết, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên13

.

Trong cơ cấu của Ủy ban nhân dân tỉnh của Lào nói chung và Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Nam Tha lúc đó gồm có: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Bưu điện, Sở Kinh tế; Sở Tài chính, Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Giáo dục, Sở Giao thông vận tải.

Các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trong đó có Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không những chịu sự quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh mà còn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ từ cơ quan chuyên môn cấp trên của mình.

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp năm 1978, Nghị quyết tạm thời về nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND năm 1983 được Hội đồng Bộ trưởng ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định về tổ chức quyền địa phương của Luật năm 1978, trong đó quy định về nhiệm vụ quyền hạn chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh : UBND cấp tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND cấp tỉnh; là cơ quan quản lý nhà nước chịu sự chỉ đạo kiểm tra trực tiếp của Hội đồng Bộ trưởng.

Ủy ban hành chính cấp tỉnh chỉ đạo và kiểm tra UBHC cấp huyện, vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, vùa làm nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh của tỉnh.

12

Báo cáo về lịch sử hình thành, nhiệm vụ, quan hệ giữa Chính phủ và Chính quyền địa phương ngày 25/05/1975

13

Dựa vào quy định của Nghị quyết trên thì UBHC tỉnh Luang Nam Tha trong giai đoạn này có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Một là, bảo đảm thực hiện các Nghị quyết của HĐND cùng cấp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

Hai là, quản lý địa phương về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở địa phương;

Ba là, lãnh đạo công tác đối với các cơ quan chuyên môn cùng cấp và cấp dưới;

Bốn là, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, UBHC ban hành các quyết định;

Năm là, báo cáo công tác thực hiện các Nghị quyết, văn bản của cơ quan cấp trên trước phiên họp của HĐND và báo cáo với Hội đồng Bộ trưởng

Sáu là, xem xét, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân; tổ chức công tác hòa giải ở cơ sở

Bảy là, có quyền đình chỉ, bãi bỏ đối với các văn bản trái quy định của UBHC cấp dưới và các văn bản của HĐND cấp huyện.

Tám là, thực hiện chế độ khen thưởng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, chiến sĩ thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình14

..

Hội nghị về công tác kiện toàn tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBHC tình/ thủ đô trên toàn quốc lần thứ hai năm 1989 đã nhấn mạnh: “Củng cố tổ chức bộ máy để Văn phòng UBHC tỉnh/thủ đô trở nên vững mạnh, là yếu tố quna trọng để đổi mới chế độ, phương pháp làm việc của Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng/Đô trưởng, góp phần vào việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Ban Thường vụ trong hệ thống chính trị và quan 3ly1 nhà nước ở địa phương”15

Trong giai đoạn này, đặc biệt là từ năm 1986 – 1991, tổ chức bộ máy của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha từng bước được cải tiến, đổi mới và hoàn thiện. Các Nghị quyết của Ban Thường vụ, Ban chấp hành đã sát với tình hình thực tế ở địa phương, phản ánh đúng yêu cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện, thấy rằng việc phân định cơ

14

Điều 6 Nghị quyết tạm thời của Hội đồng Bộ trưởng nước CHDCND Lào, năm 1983

15

cấu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp hành chính chưa được phân định rõ ràng. Việc chỉ đạo các ban thuộc Văn phòng, chức năng giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức bộ máy hơi phức tạp, các phòng ban trực thuộc Văn phòng UBHC tỉnh còn quá nhiều bộ phận, việc điều chỉnh công việc hàng ngày còn chậm chạp, chưa kịp thời. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ các quy định quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu tính cụ thể.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban hành chính tỉnh luang nam tha, nước CHDCND lào (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 49)