Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức của Văn phòng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban hành chính tỉnh luang nam tha, nước CHDCND lào (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 88)

Công tác quản lý cán bộ công chức của Văn phòng có nhiều nội dung, trong đó đánh giá cán bộ, công chức được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức của Văn phòng cũng như giúp công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của công chức; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho họ phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Công tác đánh giá cán bộ, công chức cũng là khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhân lực, kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích cán bộ công chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hoá, môi trường làm việc cho cá nhân công chức cũng như cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ đem đến kết quả ngược lại.

Như vậy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Thông qua đó, phát hiện, đánh giá được phẩm chất, trình độ năng lực, chất lượng đối với công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao để có biện pháp quản lý, giúp cán bộ, công chức sữa chữa những hạn chế, khuyết điểm, đúc rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân.

Để đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức Văn phòng UBHC, cần thực hiện một số yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc sau đây:

Kết quả đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, là cơ sở để bố trí, sử dụng cán bộ công chức đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực sở trường, giúp đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc, đề bạt theo quy hoạch, kế hoạch và giúp đãi ngộ, khen thưởng công chức hợp lý.

Cần có quy định cụ thể, công bằng, khách quan và sự tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm người đứng đầu Văn phòng với kết quả đánh giá của từng cán bộ công chức, tách bạch giữa kết quả đánh giá cá nhân với kết quả thành tích của tập thể để tránh tình trạng vì thành tích tập thể, trách nhiệm người đứng đầu mà đánh giá không khách quan với từng cá nhân công chức. Phải lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ, lấy nhu cầu nhiệm vụ làm căn cứ để bố trí cán bộ. Công tác đánh giá cần phải được tiến hành một cách

toàn diện, thận trọng, khoa học, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tình hình ở địa phương. Xây dựng cơ chế liên đới trách nhiệm, người đánh giá phải chịu trách nhiệm về những nội dung nhận xét, đánh giá của mình đối với cán bộ được đánh giá Hoàn thiện danh mục hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu theo ngạch cán bộ công chức Văn phòng, từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá của từng vị trí việc làm. Danh mục hệ thống vị trí việc làm với những mô tả chi tiết công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm là nền móng quan trọng trong mọi quy trình quản lý nguồn nhân lực, từ đó có cơ sở cho việc đánh giá cán bộ công chức của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha cũng như về các vấn đề khác như tuyển dụng dựa trên việc xác định nhu cầu công việc, mô tả công việc cũng được sử dụng để xác định số lượng biên chế, tuyển dụng.

Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau cho các nhóm vị trí việc làm khác nhau. Một số vị trí việc làm nhất định có thể sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, ví dụ như vị trí việc làm nào có liên quan trực tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ công, có sự giao tiếp giữa cán bộ công chức với nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cần có ý kiến đánh giá từ các nhóm đối tượng khách hàng, người dân, người hưởng thụ dịch vụ do công chức đó trực tiếp giao dịch.

Thiết lập một bộ phận chuyên trách về đánh giá công chức Văn phòng một cách độc lập. Thực tiễn cho thấy công tác đánh giá luôn là khâu yếu của quá trình quản lý cán bộ công chức, do vậy cần thiết phải thiết lập một bộ phận chuyên về công tác này để đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, khách quan, công bằng hơn. Đánh giá công chức phải được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo các kết luận đánh giá công chức khách quan, chính xác, công bằng. Bản thân công chức được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát năng lực chuyên môn và đạo đức, tác phong của cán bộ công chức Văn phòng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai lệch như: thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền lực cố ý làm sai; tạo điều kiện để người công chức chấn chỉnh hành vi, lề lối, tác phong làm việc, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở, đồng thời cán bộ công chức phải là người trung thực, minh bạch và hết mình vì công việc. Công tác kiểm tra, giám sát phải được

tiến hành thường xuyên và theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Ban kiểm tra, giám sát phải là người có đủ trình độ, am hiểu lĩnh vực cần kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và công minh trong nhận xét, đánh giá. Kiên quyết không đề cử và bầu vào Ban kiểm tra, giám sát những người yếu chuyên môn nghiệp vụ, hoặc có tư tưởng định kiến, độc đoán, bè phái, lợi ích nhóm… làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức.

Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức Văn phòng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Các tiêu chí khi xây dựng càng cụ thể càng giúp cho việc đánh giá đạt hiệu quả . Có thể bao gồm: số lượng công việc mà công chức thực hiện; số lượng công việc hoàn thành; số lượng công việc hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ; khả năng nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo, tiết kiệm... làm lợi cho cơ quan được bao nhiêu? Tinh thần thái độ phục vụ xã hội, duy trì mối quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử thế với cấp trên và cấp dưới một cách hài hòa.

Kết hợp các phương pháp đánh giá hiện đại vào đánh giá cán bộ công chức với việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng trong việc đánh giá công chức đảm bảo việc đánh giá vừa khách quan, toàn diện, minh bạch mà vẫn giữ được vai trò của người lãnh đạo trong kết luận đánh giá.

Cần hoàn thiện quy định pháp luật về đổi mới cơ chế giám sát trong thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp như nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức Văn phòng trong cơ quan hành chính nhà nước, giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật...nhằm đổi mới cơ chế giám sát việc thực thi công vụ...

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha, chương 2 trình bày định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha; (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Văn phòng; (3) Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha với các sơ quan ban ngành có liên quan; (4) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha; (5) Tạo lập môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức của Văn phòng; (6) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ công chức của Văn phòng

Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, có khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào đang từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh hoạt động, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc để giải quyết công việc để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Văn phòng đã phát huy tốt được những thành tựu đạt được, đồng thời với sự định hướng phát triển và sự quan tâm của lãnh đạo , sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan có liên quan để thực hiện vai trò quan trọng của mình trong tổ chức chính quyền cấp tỉnh. Nếu muốn làm được điều đó thì lãnh đạo và nhân viên trong Văn phòng, các cơ quan cấp trên cần cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt mọi hoạt động của Văn phòng, đồng thời phải giải quyết những khó khăn, thách thức và nâng cao hiệu quả hoạt động ngày một tốt hơn.

Đề tài “Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh Luang Nam Tha, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học và tình hình thực tiễn hoạt động của Văn phòng UBHC tỉnh, tác giả tiến hành nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, nhận định, tập trung phân tích làm rõ vấn đề trong tổ chức và hoạt động.

Với các phương pháp nghiên cứu được áp dụng hợp lý, tác giả nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha trong giai đoạn 2016 – 2020, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân hạn chế trong quá trình tổ chức và hoạt động. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoat động của Văn phòng UBHC tỉnh Luang Nam Tha. Đó thực sự là một công việc cấp thiết, mang tính thời cuộc để kiện toàn bộ máy hành chính địa phương, hoàn thiện bộ máy hành chính trong cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

Tiếng Việt

1.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp và Luật tổ chức bộ máy nhà nước, năm 1992.

Tiếng Việt tiếng Lào

2.Báo cáo của Bộ Chính trị số 78/BCTW, ngày 17 tháng 12 năm 1993. Về quá trình cải cách bô máy hành chính.

3.Báo cáo của Văn phòng Trung ương số 700/VPTW. ngày 25 tháng 03 năm 2007. 4.Báo cáo của Bộ Chính trị Ban số 433/BCTN, ngày 24 tháng 01 năm 2008 về

việc củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước cấp Trung ương.

5.Báo cáo tổng kết hàng năm, từ năm 2016 đến 2020 của Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh Luang Nam Tha.

6.Báo cáo tình hình củng tổ chức bộ máy nhà nước và sự phát triển của cán bộ, công chức từ năm 2016 – 2020 của Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh Luang Nam Tha.

7.Văn bản hướng dẫn số 29/TTBCT, về sự củng cố tổ chức bộ máy cấp tỉnh, ngày 09 tháng 10 năm 1993.

8.Luật hành chính địa phương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2003. 9.Thông tư hướng dẫn của số 29/TTBCT, ngày 07 tháng 10/ năm 2008 của Ban

cải cách Trung ương

10.Nghị quyết của Đại Hội công tác Văn phòng toàn quốc lần thứ III ngày 13 thấng 07 năm 1996.

11.Nghị quyết số 06/BCT ngày 29/09/2003 của bộ chính trị về phương pháp làm việc và mối quan hệ giữa Bí thư tỉnh ủy và Tỉnh trưởng.

12.Nghị quyết số 07/BCT ngày 24/10/2003 của Bộ chính trị về phương pháp làm của Ban Đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ tỉnh.

13.Quyết định số 086/CP ngày 03/08/2007 Chính Phủ về tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

14.Quyết định của tỉnh trưởng tỉnh Luang Nam Tha số 2988/TTrg, ngày 24/11/2008 về Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh.

15. Các tài liệu quy định quyền hạn vị trí, vai trò của Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh.

16.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào.

B. Tài liệu bằng tiếng Việt

17.Giáo trình Luật Hành chính - Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

18.Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán Hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia 2004;

19.Giáo trình Luật Hành chính, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;

20.Giáo trình Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1994;

21.Trần Minh Hoàng (2000), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ta hiện nay;

22.KenXunThone KHAM HUONG, Tổ chức và hoạt động của Văn phòng hành chính tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào – 2010;

23.Đinh Văn Mậu, Vũ Dức Đán (2010), Giáo trình Hiến pháp và Luật tổ chức bộ máy nhà nước, Nxb Kỹ thuật Hà Nội;

24.Nguyễn Quang Minh (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh lấy thực tiễn từ tỉnh Long An;

25.Hoàng Phê (chủ biên) (2019), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức;

26.SLYBUNPHAN (2003), Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính Văn phòng huyện Săm Phằn ở CHDCND Lào;

27.SouMeXay SOUAMPHAY (2011), Đổi mới tổ chức bộ máy Văn phòng tỉnh Udomxay ở CHDCND Lào;

28.Lê Minh Thông (2005), Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đề tài cấp Nhà nước;

29.Thu Đỉnh Thị Thu, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.

30.Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2013), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của văn phòng ủy ban hành chính tỉnh luang nam tha, nước CHDCND lào (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 88)