8. Kết cấu khóa luận
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Quang Hưng
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Quang Hưng
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
* Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp:
Quan hệ tương hỗ: Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật – Thi công Phòng Kế hoạch Đầu tư Phòng Tài Chính Kế Toán
Tổ Xây Lắp Tổ Cơ Khí Tổ Xây Dựng
Với việc tổ chức bộ máy của Công ty theo hình thức trực tuyến – chức năng như trên, Công ty gặp những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như sau:
Thuận lợi, theo hình thức này, mối quan hệ giữa cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng. Hệ thống được chia thành các phòng ban và các bộ phận chức năng đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tạo được mối liên hệ giữa các phòng ban trong Công ty trong việc phối hợp thực hiện công tác đào tạo từ việc xác định nhu cầu đào tạo, tiến hành tuyển chọn đối tượng đào tạo và tổ chức đánh giá công tác sau đào tạo…
Khó khăn, bộ máy Công ty được tổ chức thành 4 phòng ban, trong đó phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm tất cả công tác hành chính, công tác tuyển dụng, đào tạo…trong Công tỵ Với một khối lượng công việc lớn nhưng số nhân viên trong phòng khá mỏng, ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình đào tạọ
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
* Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất, người đại diện pháp nhân của Công ty, được phép sử dụng con dấu riêng. Giám đốc Công ty là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho Công ty, có quyền điều hành và phân cấp hoạt động kinh doanh của Công tỵ Giám đốc Công ty có thể tự xem xét quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể hoặc sáp nhập các Phòng ban, Phân xưởng/đơn vị trực thuộc.
Giám đốc Công ty có thể ủy quyền cho cấp dưới thay mình điều hành các hoạt động của Công ty trong thời gian Giám đốc vắng mặt.
Bộ máy giúp việc gồm, các Phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công tỵ
* Phòng Tổ chức hành chính:
- Tổ chức xây dựng nếp sống văn minh và văn hoá Công tỵ
- Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty để giúp Giám đốc quản lý tốt
mạng lưới kinh doanh và các dự án.
- Lập kế hoạch nguồn nhân lực hàng năm.
- Tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và điều động cán bộ.
- Tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên.
- Xây dựng quy chế tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho Công tỵ
* Phòng Kỹ thuật thi công:
- Tư vấn về các dự án cho Công ty và đối tác.
- Thiết kế, giám sát thực hiện các công trình đầu tư.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch đầu tư để thẩm định các dự án.
- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
*Phòng Kế hoạch đầu tư:
- Tham mưu, giúp Ban lãnh đạo hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch
phân bổ nguồn vốn cho các dự án đầu tư kinh doanh của Công tỵ
- Thống kê, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua từng thời kỳ.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật xây dựng kế hoạch đầu tư, đàm phán, ký kết,
thẩm định các dự án cho Công tỵ
*Phòng Tài chính kế toán:
- Quản lý, giám sát hệ thống và thực hiện công tác tài chính - kế toán của
Công tỵ
- Tham mưu, giúp Ban lãnh đạo trong việc quản lý, giám sát và thực hiện các
hoạt động tài chính, kế toán của Công tỵ
*Các tổ, đội sản xuất:
Có chức năng và nhiệm vụ là trực tiếp sản xuất và thực hiện các công việc được giao từ cấp trên theo chuyên môn của mình, đồng thời hỗ trợ nhau trong công
việc khi được điều động. Tại các tổ đội sản xuất bao gồm chủ yếu là những công nhân đã qua đào tạo nghề hoặc mới chỉ học qua cấp trung học phổ thông, trình độ tay nghề chưa caọ Họ chiếm phần lớn trong tổng số lực lượng lao động toàn Công tỵ Vì vậy Công ty cần chú ý tới việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động nàỵ