8. Kết cấu khóa luận
2.3.2. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Quang Hưng
2.3.2.1. Phát triển về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng là yếu tố quan trọng trong chất lượng nguồn nhân lực của Công tỵ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong Công ty càng cao thì chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng càng tốt. Với mục tiêu đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao, Công ty đã thông qua các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm thực hiện mục tiêu đề rạ
Qua các năm, tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại Công ty có sự thay đổi, tỷ lệ lao động có bằng nghề và bằng chính quy (Trung cấp – Cao đẳng – Đại học) chiếm số lượng lớn nhất đều là 51 lao động năm 2017 và tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp là 24 lao động năm 2017, cụ thể điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giai đoạn 2015 – 2017
Qua biểu đồ trên, ta thấy trình độ nguồn nhân lực trong Công ty có sự chênh lệch lớn giữa lao động phổ thông và lao động có trình độ nghề hoặc trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhìn chung cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty tương đối phù hợp với vị trí công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu phát triển của Công tỵ Đối với lao động có trình độ trung học phổ thông không đòi hỏi cao về chuyên môn nên sẽ được giao làm những công việc đơn giản, còn đối với lao động có trình độ cao hơn sẽ thực hiện các công việc đòi hỏi mức độ công việc khó và phức tạp hơn như đo đạc, thiết kế, vận hành máy móc...
Tuy nhiên, để Công ty có thể phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp 0 10 20 30 40 50 60
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
35 40 51 40 45 51 15 19 24 Chính quy Nghề Lao động phổ thông
khác trên địa bàn thì nguồn nhân lực trong Công ty cần được nâng cao hơn nữa về trình độ. Hiện nay việc sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để thực hiện công việc là điều mà Công ty coi trọng, vì vậy Công ty ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu, tiêu chí trong khâu tuyển dụng hàng năm của Công tỵ
2.3.2.2. Phát triển trình độ lành nghề
Để công việc có thể hoàn thành đúng tiến độ, ngoài việc có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lành nghề của người lao động cũng đóng một vai trò quan trọng. Công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển trình độ lành nghề cho người lao động đó là tận dụng tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có thâm niên làm việc lâu năm trong Công ty tiến hành đào tạo, bồi dưỡng hay tiến hành liên kết với một số trường học trong tỉnh để gửi người lao động tham gia học tập, hay mời các giảng viên có uy tín về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực trong Công tỵ
Bảng 2.6. Số lao động được tham gia phát triển trình độ lành nghề
(Đơn vị tính: người)
Kỹ năng ngành nghề Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lớp nâng cao trình độ quản lý 3 5 6
Lớp nâng cao trình độ cho công nhân kỹ thuật 29 32 36
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua bảng 2.6, ta thấy số lao động tham gia phát triển trình độ lành nghề tăng dần qua các năm. Số lao động tham gia lớp nâng cao trình độ quản lý năm 2015 là 3 người, năm 2016 là 5 người và năm 2017 là 6 ngườị Còn số lao động tham gia lớp nâng cao trình độ cho công nhân kỹ thuật năm 2015 là 29 người, năm 2016 là 32 người và năm 2017 là 36 ngườị Từ đó, thấy được Công ty rất quan tâm đến việc phát triển trình độ lành nghề của người lao động trong Công ty và số lượng người lao động tham gia các lớp nâng cao trình độ ngày càng tăng chứng tỏ người lao động cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề cho bản thân.
2.3.2.3. Phát triển thể lực cho người lao động
Trong những năm qua, Công ty luôn quan tâm đến phát triển thể lực cho người lao động thông qua động viên, khuyến khích về vật chất như trả lương, thưởng công bằng; chăm sóc sức khoẻ và bảo hộ lao động nghiêm ngặt và tinh thần như trang thiết bị làm việc; môi trường và bầu không khí làm việc, sự quan tâm tới tổ chức đoàn thể của lãnh đạo; đã đảm bảo cho sự phát triển thể lực người lao động và tạo động lực tăng năng suất lao động.
Hằng năm, Công ty thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động trong Công ty (đạt tỷ lệ 95,28%) làm cơ sở để phân công, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ từng lao động, đồng thời có chính sách chi trả chế độ dưỡng sức cho lao động ốm đau bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Công ty liên hệ với cơ sở ý tế gần nhất để giới thiệu người lao động ra khám, thường Công ty tổ chức khám sức khoẻ vào tháng 9 hàng năm và sẽ chi trả chi phí khám cho lao động. Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, phục hồi sức khỏẹ
Bảng 2.7. Đánh giá thể lực của người lao động Đánh giá thể lực của người lao
động
Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Phiếu khảo sát Tỷ lệ % Phiếu khảo sát Tỷ lệ % Phiếu khảo sát Tỷ lệ %
Công ty tổ chức cho người lao động khám sức khỏe định kỳ
61 96,83 0 0 2 3,17
Thực hiện đầy đủ an toàn và bảo
hộ lao động 49 77,78 9 14,29 5 7,93
Các hoạt đông văn hóa, thể dục thể thao được lãnh đạo Công ty quan tâm
40 63,49 16 25,40 7 11,11
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
39 61,90 17 26,98 7 11,12
(Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động, dụng cụ hỗ trợ chất lượng nhằm cải thiện điều kiện làm việc, lao động làm việc an toàn, giảm nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mỗi lao động tại công trường được phát quần, áo, mũ bảo hộ 49/63 phiếu tương ứng 77,78%
thực hiện đầy đủ an toàn và bảo hộ lao động; 14,29% thờ ơ với sức khoẻ, tính mạng của chính họ. Công ty thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy định đối với công tác an toàn lao động tại công trường để kịp thời nhắc nhở, xử phạt những hành vi sai phạm tuỳ mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, Công ty cũng quan tâm đến hoạt động văn hoá, thể dục thể thao cho người lao động nhằm nâng cao sức khoẻ, nhưng do điều kiện hạn chế nên việc thuê mặt bằng cho hoạt động thể thao còn nhiều vấn đề, chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu của lao động trong Công tỵ Khảo sát kết quả cho thấy 63,49% hoạt động thể dục thể thao do Công ty tổ chức thực hiện. Lãnh đạo Công ty cần quan tâm nhiều tới việc đảm bảo sức khoẻ, thể dục thể thao cho lao động hơn nữa, đây là hình thức giải lao, giải toả những căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏị
2.3.2.3. Phát triển phẩm chất tâm lý – xã hội cho người lao động
Thực hiện theo Bộ luật lao động, Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc tại Công tỵ Tuy nhiên, trong quá trình làm việc nếu vi phạm kỷ luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng thì sẽ tiến hành xử lý kỷ luật ở mức độ tương đương, nặng nhất là sa thải, đuổi việc. Tình hình vi phạm kỷ luật qua các năm của Công ty TNHH Quang Hưng được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.8. Tình hình vi phạm kỷ luật lao động tại Công ty TNHH Quang Hưng giai đoạn 2015 – 2017
(Đơn vị tính: người)
Hình thức kỷ luật lao động
Năm
2015 2016 2017
Hạ bậc lương, thuyên chuyển công việc 2 1 1
Khiển trách 1 2 1
Sa thải 1 0 0
Tổng 4 3 2
Dựa vào bảng 2.8 ta thấy được tình hình vi phạm kỷ luật lao động trong những năm qua chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 1,59% năm 2017. Năm 2015 xảy ra 01 trường hợp bị xử phạt hình thức kỷ luật lao động nặng nhất là sa thải do người lao động này đã tổ chức uống rượu và gây gổ phá hoại trang thiết bị của Công tỵ Năm 2015 vẫn xảy ra tình trạng vi phạm kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương, chuyển việc và khiển trách, số vụ vi phạm kỷ luật lao động đã giảm xuống còn 2 vụ so với năm 2016 là 3 vụ. Tuy số vụ vi phạm kỷ luật thấp hơn so với các năm trước nhưng vẫn là hồi chuông cảnh báo đối với cán bộ, lãnh đạo Công ty nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động cho người lao động để tránh những lỗi vi phạm không đáng có trong Công tỵ
2.3.3. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty TNHH Quang Hưng
Hiện nay, lực lượng lao động của Công ty đã có những kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt công việc được giaọ Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thông qua nhiều hoạt động như cử người lao động tham gia các khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hay tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục.
Hằng năm, Công ty đều tiến hành thường xuyên công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình nhất là đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật bằng việc gửi đi đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng hay tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho cả cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật cho người lao động ngay tại Công tỵ
Bảng 2.10. Số lao động được tham gia phát triển kỹ năng ngành nghề tại Công ty năm 2015 – 2017
Đối tượng tham gia
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ %
1. Lao động gián tiếp
- Cán bộ quản lý - Cán bộ kỹ thuật 6 2 4 26,09 8,70 17,39 7 3 4 22,58 9,68 12,90 11 4 7 25,58 9,30 16,28 2. Lao động trực tiếp - Công nhân vận hành máy ủi - Công nhân hàn
- Công nhân xây dựng
- Công nhân xây lắp
17 3 3 8 3 73,91 13,04 13,04 34,79 13,04 24 5 4 11 4 77,42 16,13 12,90 35,49 12,90 32 6 5 15 6 74,42 13,95 11,63 34,89 13,95 Tổng 23 100 31 100 43 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua bảng 2.10, ta thấy số lao động tham gia phát triển kỹ năng nghề nghiệp tại Công ty tăng dần qua các năm. Tỷ lệ lao động gián tiếp được tham gia nâng cao trình độ kỹ năng tăng từ 6 người năm 2015 lên 11 người năm 2017 chiếm 25,58%; trong đó tỷ lệ cán bộ quản lý tăng từ 2 người chiếm 8,7% năm 2015 lên 4 người chiếm 9,30% năm 2017, tỷ lệ cán bộ kỹ thuật tăng từ 4 người chiếm 17,39% năm 2015 lên 7 người năm 2017 chiếm 13,95%.
Tỷ lệ lao động trực tiếp tham gia phát triển kỹ năng ngành nghề cũng tăng từ 73,91% năm 2015 lên 74,42% năm 2017. Trong đó số công nhân vận hành máy ủi tăng từ 3 người năm 2015 lên 6 người chiếm 13,95% năm 2017; số công nhân hàn tăng từ 3 người năm 2015 lên 5 người chiếm 11,63% năm 2017; số công nhân xây dựng tăng từ 8 người năm 2015 lên 15 người năm 2017 chiếm 34,89% và số công nhân xây lắp tăng từ 3 người năm 2015 lên 6 người năm 2017 chiếm 13,95%.
Nhìn chung phần lớn số lao động được tham gia phát triển kỹ năng ngành nghề là lao động trực tiếp tại Công tỵ Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm đa số, do đó tỷ lệ lao động trực tiếp tham
gia phát triển kỹ năng ngành nghề như vậy là phù hợp với tình hình thực tế.
Trong những năm tới, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất sẽ tăng mạnh vì Công ty sẽ phát triển cả về quy mô và chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nhanh chóng và vững mạnh hơn trong xu thế hội nhập và hợp tác. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi Công ty tạo ra được lợi thế cạnh tranh và phát huy một cách có hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người của chính mình. Vì vậy, trong thời gian tới, bộ phận công nhân lao động giản đơn trong Công ty sẽ giảm nhanh và thay vào đó là một lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp caọ