Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 87 - 91)

9. Kết cấu luận văn

3.3.4. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Việt Nam

- Xem xét những hạn chế, bất cập, sự chồng chéo, trùng lắp về thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý Ngân sách nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng để có hướng sửa đổi, điều chỉnh phù hợp, mà trước hết là khẩn trương thực hiện theo quy định sửa đổi của Luật Ngân sách năm 2015.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác KSC NSNN qua KBNN; đồng thời, thống nhất đầu mối KSC thường xuyên và chi đầu tư tại KBNN.

- Không ngừng nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản qui định chế độ kiểm soát chi, chế độ kế toán nhà nước, các phương thức thanh toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS. Khi xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ theo Thông Tư của Bộ tài chính cần chi tiết cụ thể đến từng lĩnh vực chi tránh gây lúng túng trong khâu kiểm soát thanh toán.

- Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin. Trang bị cơ sở vật chất về tin học, hiện đại hoá công nghệ thông tin, xây dựng kho dữ liệu tích hợp thống nhất trong toàn ngành, khi đó KBNN Trung ương mới có các số liệu tổng hợp tại bất kỳ thời điểm nào cần có.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của KBNN. Để đáp ứng được mục tiêu, định hướng công tác KSC TX NSNN trong thời gian tới, KBNN cần hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm soát chi.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 luận văn đã đưa ra được: Định hướng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Long An, trong đó chú ý đến một số giải pháp về đổi mới cơ chế, tuân thủ quy trình, để nâng cao vai trò, quyền hạn của KBNN, chất lượng dự toán, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức lành mạnh, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh Long An; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An; cơ quan Tài chính; KBNN tỉnh Long An; Kho bạc Nhà nước Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Long An là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Với kết cấu gồm 3 chương đề tài để giải quyết cơ bản được một số vấn đề sau, thể hiện ở các nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận vể kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An.

Chương 3: Giải pháp để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An .

Tuy nhiên, kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một vấn đề phức tạp nên những kiến nghị, giải pháp, đề xuất trong đề tài chỉ là những đóng góp nhỏ từ thực tiễn công tác tổ chức quản lý trực tiếp từ cơ sở, rất mong đề tài sẽ góp một phần những hiểu biết của mình cho sự phát triển của hệ thống KBNN nói chung và KBNN tỉnh Long An nói riêng. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy giáo, cô giáo, nhà khoa học và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012, hướng dẫn chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

4. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015của Bộ Tài Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

6. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2017 quy định quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.

7. Bộ Tài chính (2017), văn bản số 9550/BTC-KBNN ngày 18 tháng 7 năm 2017 về việc triển khai Đề án” Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

8. Bộ tài chính (2018), Thông tư số 119/2018/TT–BTC ngày 05 tháng 12 năm 2018 . Quy định tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

9. Chính phủ (2007), Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

10.Chính phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg, ngày 08 / 07 /2015 của Chính phủ quy định chức định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

phủ điện tử.

12.Chính phủ (2016), Nghị định số163/2016 /NĐ –CP ngày 21 tháng 12 năm 2016. Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NSNN.

13.PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình “Tài chính Tiền tệ”, Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

14.TS.Đăng Dân Du-TS. Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình “Quản lý chi ngân sách nhà nước”. Nhà xuất bản Tài Chính.

15.GS.TS Vũ Văn Hóa-PGS.TS Lê Văn Hưng (2009), Giáo Trình “Tài chính công”, Nhà xuất bản Tài chính.

16.Tác giả Vũ Đức Hiệp (2014), với nghiên cứu “Công tác kiểm soát chi NSNN năm 2014 – Những nội dung cần quan tâm” trên Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc Gia số 143 đã đưa ra một số nội dung cơ bản cần quan tâm, chú trọng trong công tác kiểm soát chi trong năm 2014 như kiểm soát chi NSNN trong việc quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN đảm bảo đúng dự toán được duyệt, tiết kiệm chi cho bộ máy Nhà nước, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết.

17.Kho bạc Nhà nước (2017), Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15 tháng 9 năm 2017 của KBNN ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN.

18.Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An (2016,2017,2018) “Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN tỉnh Long An 2016-2018”.

19.Quốc hội (2002), “Luật Ngân sách Nhà nước”, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

20.Quốc Hội (2015), “Luật Ngân sách Nhà nước”, số 83/2015/QH13 ngày 25/ 6 /2015.

21.Cổng thông tin điện tử kho bạc: http://vst.mof.gov.vn

22.Wedsite bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 87 - 91)