Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 86 - 87)

9. Kết cấu luận văn

3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

Ban hành quy trình kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên đối với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành trong hệ thống KBNN.

Mục đích, đưa kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên việc triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành thành một nội dung kiểm tra thường xuyên trong hệ thống KBNN, nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu văn bản chế độ, và triển khai thực hiện các văn bản chế độ mới tại các đơn vị KBNN.

Định kỳ, KBNN thống kê và công bố kịp thời danh mục các văn bản, chế độ, chính sách mới ban hành (dưới 24 tháng) hiện đang có hiệu lực, theo phần hành nghiệp vụ cụ thể, theo phân cấp thực hiện, ... để phục vụ công việc kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên.

Sớm xây dựng và ban hành quy trình kiểm soát chi NSNN theo hướng thủ tục đơn giản minh bạch, cụ thể rõ ràng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị giao dịch.

Công khai chi tiết minh bạch các quy trình thủ tục trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của KBNN, đặc biệt là hệ thống cơ sở về truyền thông.

Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ KBNN: Hiện đại hoá công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN

nói chung và cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng. Vì vậy, vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành, nhất là trong điều kiện thực hiện chế độ kế toán TABMIS như hiện nay.

Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của KBNN: Sự phát triển công nghệ thanh toán của nền kinh tế, trong đó có công nghệ thanh toán của KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Tồn tại lớn nhất hiện nay là khối lượng tiền mặt chu chuyển thanh toán còn quá lớn, gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành ngay chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Tăng cường nhân lực cùng với việc bố trí đào tạo, luân phiên công việc thường xuyên đối với cán bộ làm công việc kiểm soát chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 86 - 87)