Mục tiêu cụ thể của KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 74)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Mục tiêu cụ thể của KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Về công tác quản lý quỹ NSNN: Hiện đại hoá quản lý thu NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp thuế, ứng dụng công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN; đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS; thống nhất quy

trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC.

- Về công tác quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ: đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN nhằm quản lý ngân quỹ KBNN an toàn và hiệu quả; thực hiện mô hình thanh toán tập trung theo hướng KBNN mở tài khoản thanh toán tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương; đổi mới cơ chế, phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch và hoạt động theo nguyên tắc thị trường; gắn với sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.

- Công tác kế toán nhà nước: xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch; xây dựng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công; Xây dựng mô hình KBNN thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước.

- Về hệ thống thanh toán ngành KBNN: hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế. Đến năm 2020, về cơ bản KBNN không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt; nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình thanh toán tập trung, theo hướng mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính nhà nước đều được thực hiện qua tài khoản thanh toán tập trung. - Về kiểm tra, kiểm toán nội bộ: nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát. Chuyển đổi mô hình kiểm tra, kiểm soát sang mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bảo đảm nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đủ thẩm quyền cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường trong hoạt động KBNN.

- Về Công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống thông tin KBNN hiện đại, trong đó lấy Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính - ngân sách; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ

và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN, hình thành Kho bạc điện tử.

- Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, đặc biệt là việc hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng. 3.1.3. Định hướng hoạt động KSC TX NSNN qua KBNN

Việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua hệ thống KBNN” là rất cần thiết và nhằm đến mục tiêu đảm bảo thực hiện hiệu quả trong công tác kiểm soát các khoản chi thông qua hệ thống KBNN và các nhiệm vụ mới được giao; để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá hoạt động KBNN theo định hướng, lộ trình đã xác định trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Trong quá trình triển khai đề án cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN trong toàn hệ thống và đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ mới được giao (tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước).

Thứ hai, tách bạch giữa nghiệp vụ kiểm soát chi và nghiệp vụ kế toán, đảm bảo nguyên tắc mỗi phòng, bộ phận tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng chức năng của mình.

Thứ ba, thông qua việc tổ chức lại công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống để khắc phục các tồn tại, hạn chế của mô hình tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước hiện nay và tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có việc mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng), tiến tới rút ngắn thời gian kiểm soát chi ngân sách nhà nước khi triển khai xong dịch vụ công trực tuyến và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình, chương trình phần mềm kiểm soát chi ngân sách nhà nước và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khi thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước.

3.1.4. Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”

Trên cơ sở Đề án đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt, hệ thống KBNN đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án. Cùng với việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN, ban hành các văn bản quy định về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống KBNN cũng đã được ban hành. Lãnh đạo KBNN đã phát lệnh triển khai thực hiện Đề án trên diện rộng trong phạm vi toàn quốc từ ngày 2/10/2017.

Đề án là thực hiện thống nhất một đầu mối kiểm soát tất cả các khoản chi NSNN qua KBNN. Theo đó, các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác cấp qua KBNN sẽ được giao cho Phòng Kiểm soát chi thực hiện thay vì hai phòng thực hiện như hiện nay (Phòng Kế toán Nhà nước đối với các khoản chi thường xuyên; Phòng Kiểm soát chi đối với các khoản chi đầu tư XDCB và vốn chương trình mục tiêu), Mục tiêu của Đề án này là nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN với KBNN; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi; tiến tới rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ chi NSNN tại các đơn vị KBNN. Việc tập trung nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN vào một phòng kiểm soát chi là bước đi cần thiết để tiến tới thực hiện thanh toán điện tử theo đúng tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

(Nguồn tài liệu văn bản số 9550/BTC-KBNN ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc triển khai Đề án” Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua KBNN).

3.1.5. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện tốt công tác KSCTX NSNN là một khâu quan trọng trong tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mọi khoản chi thường xuyên NSNN phải được chi đúng đối tượng, chế độ, đúng định mức, tiết kiệm, có hiệu quả đều được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham nhũng. Cần làm cho các ĐVQHNS thấy được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí

NSNN đúng Luật NSNN. Bên cạnh đó, công tác KSCTX NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch.

Kiểm tra, tự kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. (Theo Điều 10, Luật số 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).

Thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên trừ lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định; đảm bảo thực hiện tốt dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn; kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách phù hợp đáp ứng mục tiêu duy trì đà phục hồi tăng trưởng, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội trong tình hình mới, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm theo phương thức tập trung, áp dụng đối với những loại tài sản có lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan.

(Theo Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020).

3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An bạc Nhà nước tỉnh Long An

3.2.1. Tuân thủ quy trình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Khi thực hiện quản lý NSNN trong chi thường xuyên thì cán bộ kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng NSNN phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Các văn bản, chế độ về chi thường xuyên đã được ban hành như: Quy trình Nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (kèm theo Quyết định số 4377/QĐ- KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước) và Thông tư số 39/2016/TT-

BTC của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Sau khi triển khai thành công hệ thống TABMIS, KBNN đã thực hiện quy trình cấp phát NSNN theo cam kết chi NSNN. Các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi NS thường xuyên được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi là tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị 200 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên thì phải đươc quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN.

- KBNN tỉnh Long An phải có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan Tài chính ở địa phương phổ biến một cách sâu rộng Luật NSNN 2015 và các văn bản chế độ Tài chính đến các ĐVSDNS trên địa bàn. Đồng thời hoàn thiện chức năng kiểm soát chấp hành chi NSNN, KBNN tỉnh Long An không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN trên địa bàn, mà còn phải hạch toán kế toán theo mục lục NSNN của các đơn vị. Như vậy KBNN tỉnh Long An mới đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành quỹ NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn.

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia, là tổng kế toán quốc gia; theo đó KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán ngân quỹ quốc gia, như vậy mới đảm bảo số liệu quản lý quỹ NSNN trên địa bàn có tính thống nhất, chính xác và tập trung một đầu mối, tránh được tình trạng cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc mỗi đơn vị một số liệu riêng, không khớp nhau, gây khó khăn cho việc điều hành của các cấp Chính quyền như hiện nay.

- Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan KBNN với vai trò kiểm soát chi, từ đó hạn chế được thực trạng hiện nay như: cán bộ kiểm soát chi của KBNN hướng dẫn cho đơn vị sửa chữa chứng từ để “hợp thức hóa” chứng từ, phù hợp với chế độ quản lý chi tiêu NSNN do nhà nước qui định, mặc dù các khoản chi ấy thực tế là chi sai mục đích, vượt định mức cho phép....

3.2.2. Hoàn thiện chế độ kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Long An

- Đối với khâu lập và phân bổ dự toán chi NSNN: các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Để quá trình kiểm soát chi tại KBNN được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải thực hiện một cách kịp thời, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm để chi cho hoạt động tránh tình trạng đơn vị sử dụng NSNN đã có chứng từ thanh toán nhưng vẫn thực hiện rút tạm ứng tại KBNN với lý do là chưa có dự toán chính thức. Vì vậy việc cấp dự toán của cơ quan tài chính nên tránh tình trạng dồn vào cuối năm để đơn vị chủ động hơn trong việc sử dụng.

- Một số khoản chi nhỏ lẻ, dưới 20 triệu đồng được kiểm soát chi theo bảng kê chứng từ, nhằm tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời quy định rõ thời gian kiểm soát hồ sơ của cán bộ KBNN đối với từng khoản chi.

- Ban hành quy trình thanh toán, chi trả phù hợp với yêu cầu đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính, trong quản lý và sử dụng NSNN, đặc biệt là chi trả thanh toán theo dự toán, tiến dần chấm dứt hình thức lệnh chi tiền. Rà soát, sửa đổi phương thức thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu phù hợp với thực tế.

- Hiện đại hoá công tác hạch toán kế toán như cần có một cơ chế bắt buộc trong việc hạch toán và tổng hợp báo cáo kế toán đối với các ĐVSDNS, sử dụng thống nhất một hệ thống phần mềm tin học do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, tránh tình trạng mỗi đơn vị làm một cách; có đơn vị thì làm thủ công bằng tay, có đơn vị thì tự mua phần mềm quản lý tài chính, có đơn vị thì được cung cấp bởi cơ quan cấp trên...

- Cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối với các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan trong việc quản lý và sử dụng NSNN, như khi phát hiện khoản chi sai chế độ thì thủ trưởng ĐVSDNS cần phải bị xử lý chứ không chỉ đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)