Khái niệm về Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 27 - 29)

9. Kết cấu luận văn

1.2.1.1. Khái niệm về Kho bạc Nhà nước

Theo (Chính phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg, ngày 08 / 07 /2015 của Chính phủ quy định chức định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính):

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

1.2.1.2. Mối quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan khác trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước

Theo (Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

a) Với ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước với tư cách một khách hàng, đồng thời tham gia thanh toán như một ngân hàng để phục vụ cho các cấp ngân sách và các đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

b) Với Ủy ban nhân dân cùng cấp

- Được Ủy ban nhân dân cùng cấp tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

- Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

- Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và các hình thức, biện pháp huy động vốn cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về số liệu thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động của Kho bạc Nhà nước có liên quan với Ủy ban nhân dân cùng cấp.

c) Với khách hàng (các đơn vị dự toán)

Kho bạc Nhà nước tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân có quan hệ với NSNN giao dịch được đúng theo quy định của pháp luật (nộp các khoản thu NSNN, thanh toán các khoản chi từ NSNN, ...)

d) Với cơ quan tài chính

Kho bạc Nhà nước có mối quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ với các cơ quan tài chính trên địa bàn (ví dụ, ở cấp tỉnh là Sở Tài chính, tổ chức Thuế, Hải quan, Dự trữ quốc gia) trong việc thu, chi, kế toán, quyết toán NSNN ...

- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quy định của Bộ Tài chính về quan hệ công tác với các cơ quan tài chính trên địa bàn.

- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được yêu cầu các cơ quan tài chính trên địa bàn cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết theo quy định phục vụ cho hoạt động Kho bạc Nhà nước.

e) Cơ quan kiểm toán nhà nước:

Kiểm tra và xác nhận việc chấp hành dự toán chi NSNN về Chi thường xuyên, XDCB của các đơn vị dự toán và việc chấp hành các chế độ, quy định kiểm soát chi NSNN tại KBNN.

(PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan (Chủ biên) (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)