Tuân thủ quy trình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 78 - 81)

9. Kết cấu luận văn

3.2.1. Tuân thủ quy trình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An

Khi thực hiện quản lý NSNN trong chi thường xuyên thì cán bộ kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc Nhà nước và đơn vị sử dụng NSNN phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Các văn bản, chế độ về chi thường xuyên đã được ban hành như: Quy trình Nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (kèm theo Quyết định số 4377/QĐ- KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước) và Thông tư số 39/2016/TT-

BTC của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Sau khi triển khai thành công hệ thống TABMIS, KBNN đã thực hiện quy trình cấp phát NSNN theo cam kết chi NSNN. Các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi NS thường xuyên được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Nguyên tắc quản lý và kiểm soát cam kết chi là tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị 200 triệu đồng trở lên đối với chi thường xuyên thì phải đươc quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN.

- KBNN tỉnh Long An phải có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan Tài chính ở địa phương phổ biến một cách sâu rộng Luật NSNN 2015 và các văn bản chế độ Tài chính đến các ĐVSDNS trên địa bàn. Đồng thời hoàn thiện chức năng kiểm soát chấp hành chi NSNN, KBNN tỉnh Long An không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN trên địa bàn, mà còn phải hạch toán kế toán theo mục lục NSNN của các đơn vị. Như vậy KBNN tỉnh Long An mới đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành quỹ NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn.

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia, là tổng kế toán quốc gia; theo đó KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán ngân quỹ quốc gia, như vậy mới đảm bảo số liệu quản lý quỹ NSNN trên địa bàn có tính thống nhất, chính xác và tập trung một đầu mối, tránh được tình trạng cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc mỗi đơn vị một số liệu riêng, không khớp nhau, gây khó khăn cho việc điều hành của các cấp Chính quyền như hiện nay.

- Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan KBNN với vai trò kiểm soát chi, từ đó hạn chế được thực trạng hiện nay như: cán bộ kiểm soát chi của KBNN hướng dẫn cho đơn vị sửa chữa chứng từ để “hợp thức hóa” chứng từ, phù hợp với chế độ quản lý chi tiêu NSNN do nhà nước qui định, mặc dù các khoản chi ấy thực tế là chi sai mục đích, vượt định mức cho phép....

3.2.2. Hoàn thiện chế độ kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Long An

- Đối với khâu lập và phân bổ dự toán chi NSNN: các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Để quá trình kiểm soát chi tại KBNN được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải thực hiện một cách kịp thời, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm để chi cho hoạt động tránh tình trạng đơn vị sử dụng NSNN đã có chứng từ thanh toán nhưng vẫn thực hiện rút tạm ứng tại KBNN với lý do là chưa có dự toán chính thức. Vì vậy việc cấp dự toán của cơ quan tài chính nên tránh tình trạng dồn vào cuối năm để đơn vị chủ động hơn trong việc sử dụng.

- Một số khoản chi nhỏ lẻ, dưới 20 triệu đồng được kiểm soát chi theo bảng kê chứng từ, nhằm tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời quy định rõ thời gian kiểm soát hồ sơ của cán bộ KBNN đối với từng khoản chi.

- Ban hành quy trình thanh toán, chi trả phù hợp với yêu cầu đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính, trong quản lý và sử dụng NSNN, đặc biệt là chi trả thanh toán theo dự toán, tiến dần chấm dứt hình thức lệnh chi tiền. Rà soát, sửa đổi phương thức thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu phù hợp với thực tế.

- Hiện đại hoá công tác hạch toán kế toán như cần có một cơ chế bắt buộc trong việc hạch toán và tổng hợp báo cáo kế toán đối với các ĐVSDNS, sử dụng thống nhất một hệ thống phần mềm tin học do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, tránh tình trạng mỗi đơn vị làm một cách; có đơn vị thì làm thủ công bằng tay, có đơn vị thì tự mua phần mềm quản lý tài chính, có đơn vị thì được cung cấp bởi cơ quan cấp trên...

- Cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối với các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan trong việc quản lý và sử dụng NSNN, như khi phát hiện khoản chi sai chế độ thì thủ trưởng ĐVSDNS cần phải bị xử lý chứ không chỉ đơn thuần là KBNN từ chối thanh toán... Gắn kết với việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)