9. Kết cấu luận văn
2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan
- Việc quy định trách nhiệm của KBNN tỉnh Long An trong kiểm soát chi NSNN chưa cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện nay, có nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia vào quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN. Tuy có phân định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhưng chưa thực sự rõ ràng, đặc
biệt là quy định trách nhiệm của KBNN, người chuẩn chi đến đâu trong mỗi khoản chi tiêu của đơn vị (Do quy định phân nhiệm không rõ ràng, còn chồng chéo).
- Lực lượng cán bộ KBNN tỉnh Long An nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác chi và kiểm soát chi NSNN nói riêng còn thiếu và trình độ chưa đồng đều. Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh Long An theo Luật NSNN (sửa đổi) làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN tỉnh Long An chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác KSC TX NSNN. Tại KBNN tỉnh Long An đến thời điểm năm 2018 có 539 ĐVQHNS phải kiểm soát với số cán bộ kiểm soát chi 16 cán bộ đồng thời phải đảm nhiệm thêm công tác hạch toán kế toán các khoản chi NSNN nên việc kiểm soát chi theo quy định như hiện nay thì rất khó đem lại hiệu quả cao.
- Chưa có chương trình tin học theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác KSC TX NSNN qua KBNN tỉnh Long An. Việc tiếp nhận, theo dõi hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi NSNN tại KBNN tỉnh Long An đang thực hiện thủ công, KBNN tỉnh Long An vẫn chưa có một chương trình quản lý trên máy về quy chế chi tiêu nội bộ, phiếu giao nhận hồ sơ, một số tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, kiểm soát việc chấp hành thời gian kiểm soát, thanh toán,... Những thông tin trên chỉ được cán bộ kiểm soát chi của KBNN tỉnh Long An theo dõi. Như vậy, sự kiểm soát, chỉ đạo của Kế toán trưởng và Lãnh đạo KBNN tỉnh Long An trong lĩnh vực kiểm soát chi không thể thực hiện nhanh, chính xác, dẫn đến cán bộ kiểm soát chi không chấp hành đầy đủ các quy định trong quy trình giao dịch “một cửa”.
- Công tác thanh tra, kiểm tra có lúc thiếu thường xuyên; việc xử lý sau khi phát hiện sai sót chưa nghiêm, dẫn đên các lỗi về sai sót nghiệp vụ lặp đi lặp lại thường xuyên, mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm không giảm.
Kết luận chương 2
Chương này đề tài đã khái quát về Kho Bạc Nhà Nước Tỉnh Long An, tổ chức bộ máy Kho Bạc Nhà Nước đóng trên địa bàn. Các quy định, quy trình, thủ tục, điều kiện kiểm soát chi thường xuyên đối với từng khoản mục chi cụ thể, Kho Bạc Nhà Nước hiện đang áp dụng. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được bên cạnh những hạn chế, trở ngại cần khắc phục nhằm từng bước tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua Kho Bạc Nhà Nước. Từ đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN