Định hướng, mục tiêu về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 76 - 79)

9. Kết cấu của luận văn:

3.1. Định hướng, mục tiêu về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách

Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025:

3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung của ngành:

Quyết liệt triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020” theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg Ngày 21/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên Bộ Tài chính có quan điểm chỉ đạo: “Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kho bạc Nhà nước”. Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Việc phát triển KBNN dựa trên cơ sở ổn định, an toàn và hiện đại và từng bước hoàn thiện đồng bộ 3 chức năng cơ bản của KBNN là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước; Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; Tổng kế toán Nhà nước. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý Tài chính - Ngân

sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khả năng kiểm tra, giám sát Ngân sách và các hoạt động tài chính Nhà nước.”

Những nội dung cơ bản Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020: - Về công tác quản lý quỹ NSNN:

+ Gắn kết quản lý quỹ với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán NSNN.

+ Đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis); thống nhất quy trình và đầu mối KSC NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử.

- Về kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động KBNN; chuyển đổi mô hình kiểm tra, kiểm soát sang mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bảo đảm nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đủ thẩm quyền cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Về công nghệ thông tin: Phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin của KBNN; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin KBNN; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ; tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững chắc; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN, hình thành Kho bạc điện tử.

- Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp; cơ cấu lại các KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính; hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN.

Mục tiêu đến năm 2025, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp tổ chức triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin toàn ngành Tài chính, hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái Tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trò kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức:

Thứ nhất là, hoàn thiện chính sách tạo hành lang pháp lý triển khai Tài chính số; Xây

dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính hướng tới Kiến trúc Tài chính số;

Thứ hai là, tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số. Ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ mới vào các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành thông qua việc hình thành các hợp tác chiến lược, các đề án, dự án đầu tư; chú trọng đề xuất về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật.

Thứ ba là, thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp ngành

Tài chính tích hợp sâu, rộng và xuyên suốt giữa các Cổng giao tiếp trong ngành, liên thông với Chính phủ và các cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu mở sử dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo, tương tác và trả lời tự động để phục vụ đơn vị,người dân, doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng, cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ dữ liệu theo nhu cầu cá nhân hóa qua nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là qua các thiết bị di động, công nghệ đám mây. Xây dựng các văn phòng điện tử, hình thành môi trường làm việc tích hợp, liên thông, cộng tác và chia sẻ thông tin thông minh trong toàn ngành hướng tới văn phòng điện tử không giấy tờ, triển khai công việc mọi lúc, mọi nơi.

Đối với nhiệm vụ KSC vốn đầu tư XDCB NSNN, KBNN xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, KSC các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế, cải cách công tác KSC NSNN theo hướng thống nhất duy trì và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN; từng bước xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục KSC điện tử trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng Ngân sách khi tham gia giao dịch, nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN qua KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)