9. Kết cấu của luận văn:
1.3.4. Nội dung kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Nội dung kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo trình tự sau:
1.3.4.1. Tiếp nhận, hồ sơ chứng từ:
Đối với những đơn vị mới giao dịch lần đầu tại KBNN thì phải kèm hồ sơ đăng ký mở tài khoản theo quy định Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Tabmis và từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.
Để thực hiện giải ngân tại KBNN, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN các hồ sơ theo quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với các khoản tạm ứng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Hồ sơ chủ đầu tư phải gửi đến KBNN bao gồm:
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu - Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: phải có văn bản cho phép tự thực hiện của cấp có thẩm quyền, dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. - Chứng từ chuyển tiền theo quy định.
Thứ hai, đối với các khoản tạm ứng ở giai đoạn thực hiện đầu tư:
* Hồ sơ chủ đầu tư phải gửi đến KBNN bao gồm:
- Đối với DA sử dụng vốn trong nước:
+ Báo cáo DA đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) ;
+ Quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh DA (nếu có) ; + Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu ; + Hợp đồng theo quy định Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 (hiện nay là Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015). Đối với hợp đồng liên danh giữa các nhà thầu, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thỏa thuận liên danh giữa các nhà thầu.
+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp thẩm quyền (đối trường hợp chỉ định thầu)
- Đối với dự án ODA :
Ngoài các tài liệu theo quy định đối với DA sử dụng vốn trong nước, chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau :
+ Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư;
+ Điều ước quốc tế về vốn ODA đã ký giữa nhà tài trợ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tài liệu khác liên quan đến việc thanh toán;
+ Đối với hợp đồng ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt phần các quy định về thanh toán hợp đồng, có chữ ký và dấu của chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt;
+ Các thỏa thuận, thư hoặc văn bản “ý kiến không phản đối” của nhà tài trợ. - Đối với trường hợp tự thực hiện chủ đầu tư phải gửi thêm các hồ sơ sau: + Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện DA;
+ Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ. - Đối với chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tách thành dự án GPMB, tái định cư) thì ngoài những nội dung nêu trên chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN: Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
+ Trường hợp công tác GPMB, tái định cư được tách ra thành dự án độc lập (DA GPMB tái định cư) thì thực hiện kiểm soát chi theo Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 09/7/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án GPMB, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
. Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt . Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu . Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Đối với giai đoạn thực hiện DA:
. Dự án GPMB, tái định cư và văn bản phê duyệt DA GPMB, tái định cư;
. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt hoặc dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt);
. Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Ngoài ra, đối với DA GPMB tái định cư có hạng mục xây dựng khu tái định cư hoặc mua nhà tái định cư, xây dựng hạ tầng khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp chủ đầu tư phải gửi thêm các tài liệu sau:
. Hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cư của chủ đầu tư.
. Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. . Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
. Dự toán chi tiết được duyệt của các công việc, gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện.
* Chứng từ chuyển tiền theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (Hiện hành là Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017)
Thứ ba, đối với các dự án cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư:
- Hồ sơ và chứng từ thực hiện như quy định đối với các DA đầu tư bằng nguồn vốn XDCB nêu trên.
- Riêng đối với DA có mức vốn dưới 1 tỷ thì quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỷ thuật hoặc dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế-dự toán (không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch);
1.3.4.2. Cách thức kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước:
Căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng tiếp nhận từ chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi trực tiếp kiểm tra số lượng chứng từ, hồ sơ pháp lý của dự án về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và đảm bảo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra nội dung, giá trị đề nghị tạm ứng vốn của chủ đầu tư có đúng theo quy định hiện hành không, cũng như tính phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu; kiểm tra số dư dự toán của dự án tại thời điểm chủ đầu tư đề nghị tạm ứng và lập thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đề nghị tạm ứng vốn đảm bảo đúng, đầy đủ theo quy định thì cán bộ KSC tiến hành hoàn chỉnh chứng từ chuyển tiền để trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán hạch toán và chuyển tiền cho đơn vị hưởng theo đúng quy định. KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ. Cách thức kiểm soát tạm ứng được thực hiện như sau:
Thứ nhất là trường hợp tạm ứng theo hợp đồng:
- Căn cứ vào các hồ sơ đề nghị tạm ứng và chứng từ chuyển tiền do chủ dự án gửi đến, gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (2 liên bản chính).
+ Bảo lãnh tạm ứng đối với trường phải có bảo lãnh tạm ứng (gửi đến KBNN bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư).
+ Chứng từ rút vốn (03 liên bản chính).
- Căn cứ vào mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, điều kiện được tạm ứng quy định trong hợp đồng đã ký cũng như kế hoạch vốn trong năm còn lại; trong vòng 3 ngày làm việc KBNN nơi chủ dự án mở tài khoản giao dịch phải hoàn thành việc KSC tạm ứng và chuyển tiền tạm ứng cho đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư.
- Ngoài mức vốn tạm ứng theo quy định cho từng loại hợp đồng; đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu trong hợp đồng.
Thứ hai là trường hợp tạm ứng đối với các công việc của DA được thực hiện không
- Căn cứ vào các hồ sơ chứng từ đề nghị tạm ứng do chủ dự án gửi đến và tiến độ thực hiện, gồm:
+ Dự toán được duyệt chi tiết cho từng công việc (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư).
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (3 liên bản chính). + Chứng từ rút vốn (4 liên bản chính).
- Cán bộ KSC kiểm tra nội dung, giá trị đề nghị tạm ứng có phù hợp với dự toán được duyệt không, cũng như phạm vi kế hoạch vốn trong năm còn lại của dự án tại thời điểm tạm ứng. Nếu đảm bảo các điều kiện tạm ứng thì trong vòng 3 ngày làm việc KBNN nơi chủ dự án mở tài khoản giao dịch phải hoàn thành việc KSC tạm ứng và chuyển tiền tạm ứng cho đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư.
Thứ ba là trường hợp thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư dưới 1 tỷ thì được
tạm ứng vốn với mức tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.
Thứ tư là kiểm soát thu hồi tạm ứng vốn đầu tư:
- Vốn tạm ứng được theo dõi và thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng. Đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN.
- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày tạm ứng chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại KBNN để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng. Trường hợp sau thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại KBNN mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn
trả vốn đã tạm ứng cho NSNN. Trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục nộp trả NSNN, thì KBNN được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp NSNN, giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.
- Đối với chi phí QLDA: Khi có khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán, chủ