9. Kết cấu của luận văn:
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn xây dựng cơ bản Ngân sách
cơ bản Ngân sách Nhà Nước:
- Số dư tạm ứng trong năm được kiểm soát so với kế hoạch vốn được giao trong năm: Khi đánh giá căn cứ vào tỷ lệ số dư tạm ứng trong năm so với kế hoạch vốn, dựa vào đây để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn đầu tư XDCB. Từ đó thấy được thực trạng tạm ứng tốt hay xấu, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tồn động số dư tạm ứng cũng như năng lực quản lý, điều hành của chủ đầu tư, cơ chế chính sách trong quản lý số dư tạm ứng,….
- Mức tạm ứng: Xem xét, đánh giá quy định mức tạm ứng qua các năm (từ 2016 đến 2018) có khuyến khích các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư có triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ không. Qua đây thấy được quy định mức tạm ứng có tác động ảnh hưởng đến vấn đề tồn động lớn và kéo dài số dư tạm ứng qua nhiều năm.
- Số dư tạm ứng các năm trước được chuyển sang năm sau để tiếp tục theo dõi thu hồi tạm ứng: Khi đánh giá căn cứ vào số thu hồi tạm ứng cũng như số dư tạm ứng chuyển sang năm sau để tiếp tục theo dõi thu hồi tạm ứng, dựa vào đây để phân tích, đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn tạm ứng. Qua đó nhận thấy được số dư tạm ứng có được thu hồi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng không hay bị trì hoãn, kéo dài, năng lực quản lý của chủ đầu tư cũng như trách nhiệm của KBNN trong kiểm soát đôn đốc thu hồi tạm ứng.
- Xác định nguyên chủ quan và khách quan tác động đến việc thu hồi tạm ứng và tồn động số dư tạm ứng qua nhiều năm. Qua đó có đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kiểm soát tạm ứng có hiệu quả hơn.