9. Kết cấu của luận văn:
3.3.2 Đối với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Long An:
Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư. Chỉ bố trí kế hoạch vốn khi báo cáo thẩm định nguồn vốn xác định cụ thể. Việc phân khai kế hoạch vốn cho từng DA tiến hành nhanh chóng ở những tháng đầu năm hạn chế tối đa điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm, để việc kiểm soát, thanh toán tại KBNN tỉnh Long An đạt hiệu quả hơn, tiến độ giải ngân nhanh hơn.
Một là, Tăng cường chỉ đạo trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn.
Thực hiện bố trí kế hoạch vốn cho các dự án đủ điều kiện theo quy định, tránh bố trí dàn trải, kéo dài. Khi lập dự toán Ngân sách chi đầu tư XDCB hàng năm phải căn cứ vào khả năng cân đối của Ngân sách. Việc chạy theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có khả năng làm cho dự toán chi đầu tư XDCB vượt quá khả năng đáp ứng của Ngân sách và diễn biến tình hình thực tế. Quan tâm đến các chỉ tiêu nợ đọng trong đầu tư XDCB, tránh tình trạng bố trí vốn cho các dự án mới vì chạy theo thành tích và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà ít quan tâm đến giải quyết các khoản nợ đọng trong XDCB, làm cho nợ đọng trong đầu tư XDCB gia tăng.
Hai là, Cần có biện pháp quyết liệt và chế tài đủ mạnh đối với các chủ đầu tư, ban
quản lý dự án không thực hiện đúng trình tự đầu tư XDCB, triển khai thực hiện chậm, phê duyệt hồ sơ vượt thẩm quyền, chậm quyết toán vốn các dự án hoàn thành.
Ba là, Xem xét sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, loại
bỏ các đơn vị yếu kém, tổ chức đào tạo bối dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của các đơn vị. Theo quy định thì có rất nhiều chủ đầu tư là các cơ quan hành chính, sự nghiệp nên hoạt động kiêm nhiệm và có nhược điểm chung là hạn chế về trình độ quản lý dự án như ít nắm vững những quy định trong đầu tư XDCB, trình tự thủ tục triển khai dự án … làm
chậm việc triển khai kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm. Để khắc phục tình trạng này, nên tại địa phương chỉ thành lập một số ban quản lý dự án chuyên ngành về đầu tư XDCB. Nếu làm được như vậy sẽ khắc phục bớt các nhược điểm như vừa kể trên, giảm bớt được đầu mối quản lý, các ngành, các cơ quan dễ quản lý hơn, các ban quản lý dự án chuyên ngành có điều kiện tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý về đầu tư XDCB, hoạt động sẽ có hiệu quả hơn góp phần thực hiện nhanh kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm. Các ban quản lý dự án chuyên ngành, nhờ tập trung quản lý nhiều dự án, số vốn nhiều có điều kiện tổ chức đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí đầu tư. Còn đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp cũng sẽ bớt được công việc quản lý điều hành thực hiện các dự án đầu tư, vốn không phải là nghiệp vụ chính của mình, có điều kiện tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, hạn chế được tình trạng nhiều đơn vị bỏ bê nhiệm vụ chính mà lo đi làm dự án hoặc ngược lại.
Bốn là, Chỉ đạo cơ quan Tài chính, ban quản lý dự án và các chủ đầu tư tập trung lập
hồ sơ quyết toán các dự án, công trình đã nghiệm thu, hoàn thành đưa vào sử dụng trên 2 năm còn nằm trên số dư cấp phát của KBNN. Cần rốt ráo chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương xử lý dứt điểm những dự án còn có vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng, có biện pháp tháo gỡ khó khăn và chỉ đạo chủ đầu tư thúc đẩy nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi KBNN làm cơ sở kiểm soát, thanh toán. Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành và khẩn trương phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành đã có đầy đủ điều kiện, hồ sơ thủ tục theo luật định để làm cơ sở cho KBNN thanh quyết toán và tất toán tài khoản của dự án. Có chế tài các chủ đầu tư, ban quản lý dự án khi phát sinh nhiều nợ đọng, chậm quyết toán bằng cách tạm ngưng giao chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án mới.
Năm là, bố trí nguồn vốn cho dự án theo kế hoạch trung hạn: Theo phương thức bố
trí vốn hiện nay thì UBND căn cứ vào khả năng Ngân sách hàng năm mà bố trí vốn cho dự án, đây thực sự là phương pháp cân đối tích cực, tránh được tình trạng mất cân đối trong thanh toán. Tuy nhiên, nếu thực hiện phương pháp bố trí vốn theo niên độ Ngân sách hàng năm một cách máy móc sẽ phát sinh những bất cập trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhiều công trình, dự án phải thực hiện liên tục và có thể kéo dài trên 12 tháng, và trong
trường hợp đó sẽ không có nguồn (kế hoạch vốn) hoặc có nguồn nhưng lại ít không đủ thanh toán hết cho khối lượng đã hoàn thành trong khi đó có thể có trường hợp nhiều công trình, dự án được bố trí kế hoạch vốn nhưng không có hồ sơ thanh toán. Thông thường, vào đầu năm các cơ quan quản lý căn cứ vào từng nguồn thu Ngân sách để bố trí vốn cho dự án, nhưng trong năm cơ cấu nguồn thu có thay đổi và có những dự án ghi kế hoạch không thực hiện được đã làm cho tính cân đối chi theo nguồn được lập từ đầu năm không còn đúng nữa, cuối năm phải điều chỉnh, bổ sung lại cân đối chi đầu tư, mà thường căn cứ vào từng nguồn thu được và khối lượng XDCB đã hoàn thành để cân đối. Đầu năm căn cứ vào nguồn vốn để bố trí dự án, cuối năm căn cứ vào dự án hoàn thành mà bố trí lại nguồn.
Sáu là, Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư
để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn khi tham gia quản lý, thực hiện dự án đầu tư. Cần tăng cường giám sát một cách có hệ thống và liên tục để kịp thời phát hiện những vi phạm hay thiếu sót về những hành vi cụ thể, để luôn cảnh báo sớm hoặc đôn đốc nhắc nhở những người có trách nhiệm trong việc thi hành từng hoạt động. Tuy nhiên nếu chỉ tăng cường sự giám sát mà không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế tài thì hiệu quả quản lý vẫn không theo mong muốn.
Bảy là, Chủ trì các cuộc họp về tình hình thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn gồm các nhà thầu, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan có liên quan như một hoạt động thường kỳ để giải quyết các vướng mắc, làm rõ trách nhiệm và chế độ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân và quyết toán.
Tám là, tăng cường chỉ đạo bồi thường GPMB và di đời công trình hạ tầng để bàn giao mặt bằng, triển khai thi công xây dựng đúng hạn nhằm kịp thời thanh toán tạm ứng.
Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, gặp trở ngại việc tuyên truyền cho người dân còn nhiều hạn chế, chính sách về bồi thường thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng lợi ích người dân dẫn đến chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, cá biệt có những dự án phải kéo dài nhiều năm, phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án cho phù hợp với tình hình thực tế, thậm chí phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, và tất nhiên việc chậm thi công dẫn đến chậm thu hồi tạm ứng. Nói cách khác, đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công là giải pháp thu hồi tạm ứng hiệu quả nhất.
giao mặt bằng thi công chậm, chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu và tiến độ của dự án cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi tạm ứng bị kéo dài, và để giải quyết vấn đề đó cần phải đẩy mạnh công tác di dời hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm.