Kiến nghị với các cơ quan liên quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 83)

9. Kết cấu của luận văn:

3.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan:

3.3.1 Đối với Kho bạc Nhà Nước Việt Nam:

- Kiến nghị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn quy trình kiểm soát chi tạm ứng, thu hồi tạm ứng. Vì các quy định về tạm ứng, thu hồi tạm ứng còn chưa phù hợp, cần bổ sung hoàn chỉnh. Theo tác giả có một số nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện hơn:

Một là, Hiện nay việc tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 08/2016/TT-BTC là: ” Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng xây dựng thì phải có cả kế hoạch GPMB kèm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng”. Quy định này chưa được cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến tình trạng nhiều chủ dự án còn bị lúng túng, vướng mắc chưa biết phải thực hiện như thế nào đối với điều kiện “phải có cả kế hoạch GPMB kèm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng” khi đề nghị tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng. Do vậy cần phải quy định cụ thể hơn về điều kiện tạm ứng vốn đối với hợp đồng thi công xây dựng như: Khi nào thì chủ đầu tư phải gửi đến KBNN kế hoạch GPMB theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu không có kế hoạch GPMB thì chủ đầu tư phải lập thủ tục gì để đảm bảo nguyên tắc tạm ứng vốn nêu trên đối với hợp đồng thi công xây dựng.

Hai là, Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng: “Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng”. Vì vậy, quy trình KSC cần quy định và hướng dẫn cụ thể việc mở sổ theo dõi thời hạn bảo lãnh tạm ứng đối với từng hợp đồng. Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đã hết hạn mà vẫn chưa thu hồi hết vốn đầu tư đã tạm ứng, cán bộ KSC cần dự thảo văn bản, trình lãnh đạo ký phát hành để yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu gia hạn thời gian bảo lãnh tạm ứng đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng. Nếu không gia hạn bảo lãnh tạm ứng mà chủ đầu tư vẫn đề nghị tạm ứng tiếp cho hợp đồng đó (trường hợp chưa tạm ứng đủ theo quy định của hợp đồng) thì được phép tạm dừng, không tiếp tục tạm ứng cho hợp đồng. Nếu sau 01 tháng kể từ khi phát hành văn bản lần một mà vẫn chưa nhận được gia hạn thời gian bảo lãnh tạm ứng, thì tiếp tục có văn bản đôn đốc lần thứ hai đồng thời đề xuất biện pháp báo cáo cấp có thẩm quyền để thu hồi tạm ứng đúng quy định nhằm chống xảy ra rủi ro, thất thoát vốn NSNN.

Ba là, Đối với việc kiểm soát chi tạm ứng chi phí bồi thường GPMB, trường hợp chủ

đầu tư trực tiếp thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đền bù GPMB và tái định cư cần quy định cụ thể việc rút tiền từ tài khoản thanh toán vốn của dự án (tài khoản dự toán) để thuận tiện cho việc KSC và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư thì:

+ Không tạm ứng (rút tiền từ tài khoản dự toán) chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để thực hiện chi trả tiền bồi thường cho đối tượng thụ hưởng.

+ Trường hợp theo sự phân cấp của địa phương, chủ đầu tư dự án GPMB phải mở tài khoản thanh toán vốn của dự án tại KBNN tỉnh để quản lý, nhưng đơn vị đóng trên địa bàn huyện và mở tài khoản tiền gửi tại KBNN huyện thì căn cứ vào đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ KSC giải quyết tạm ứng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ tài khoản dự toán để chuyển vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại KBNN huyện để chủ đầu tư thanh toán, chi trả tiền bồi thường cho đối tượng thụ hưởng nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình rút vốn từ NSNN để chi trả cho đối tượng thụ hưởng.

Bốn là, Đối với việc thu hồi tạm ứng chi phí GPMB, cán bộ KSC cần mở sổ theo chi

tiết từng khoản tạm ứng và nhắc nhỡ, đôn đốc chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán tạm ứng với KBNN trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho

người thụ hưởng, không chờ đến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận tiền mới làm thủ tục thu hồi tạm ứng. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm ứng từ KBNN, nếu chủ đầu tư chưa gửi hồ sơ đến KBNN để thanh toán tạm ứng, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản, trình Lãnh đạo ký phát hành gửi chủ đầu tư và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ đền bù GPMB đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để thanh toán thu hồi vốn đã tạm ứng. Trường hợp chủ đầu tư không có văn bản giải trình nêu rõ lý do; thì được phép từ chối, không tạm ứng cho lần tiếp theo nếu chủ đầu tư đề nghị tạm ứng. Sau 03 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn, nếu chưa thanh toán hoàn tạm ứng, thì tiếp tục có văn bản yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm nộp số tiền đã tạm ứng nhưng chưa chi trả được cho đối tượng thụ hưởng vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại KBNN (theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính). Sau 1 năm kể từ ngày chuyển vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại KBNN, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp hoàn trả vốn cho NSNN. Trường hợp chủ đầu tư không nộp NSNN, cán bộ KSC được phép lập thủ tục trích tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư nộp lại NSNN, để giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.

Năm là, Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 08/2016/TT-BTC

thì chi phí QLDA phải thực hiện tạm ứng vào tài khoản tiền gửi mở tại KBNN; nhưng chưa nêu rõ đối tượng phải thực hiện quy định này làm cho các chủ đầu tư (Ban QLDA) gặp lúng túng trong việc thực hiện theo quy định so với trước khi Thông tư số 08/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành. Vì vậy, cần phải quy định cụ thể đối tượng áp dụng, hình thức kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng.

+ Theo Điều 13 của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP các Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực được hoàn toàn thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính đảm bảo chi thường xuyên nên việc tạm ứng, chuyển kinh phí QLDA vào tài khoản tiền gửi tại KBNN chỉ áp dụng đối với các Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực đối với phần vốn trong nước (vốn Ngân sách Nhà Nước, vốn trái phiếu Chính phủ, và các nguồn vốn khác do KBNN quản lý), hoặc nguồn vốn ngoài nước của dự án (được sử dụng thanh toán chi phí QLDA theo thỏa thuận quy định trong Hiệp định). Việc tạm ứng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Ban QLDA và trong thời hạn thanh toán vốn của dự án. Kinh phí QLDA được

tạm ứng, chuyển vào tài khoản tiền gửi không được vượt dự toán thu chi phí QLDA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm và kế hoạch vốn năm của dự án.

+ Việc thu hồi tạm ứng chi phí QLDA được thực hiện trên cơ sở phân bổ chi phí QLDA của Ban QLDA cho từng dự án được giao quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ban QLDA chủ động trong việc hạch toán nguồn thu và phân bổ hợp lý các khoản thực chi. Việc phân bổ chi phí QLDA thực hiện theo quy định sau:

• Định kỳ 6 tháng (chậm nhất đến ngày 10 tháng 7), hàng năm (chậm nhất ngày 15 tháng 1 năm sau), chủ đầu tư (Ban QLDA) phải phân bổ chi phí QLDA (số đã thanh toán thực chi chi phí QLDA đến hết ngày 30/6 và hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch) cho từng dự án đã được trích tạm ứng kinh phí QLDA vào tài khoản tiền gửi. Đồng thời lập hồ sơ, chứng từ thanh toán tạm ứng, kèm bảng phân bổ chi phí QLDA cho từng dự án (đối với chi phí QLDA thì phân bổ theo tổng số; đối với chi tư vấn nếu có thì phân bổ ghi rõ là chi phí tư vấn), gửi đến KBNN để thu hồi tạm ứng chi phí QLDA.

• Ngoài thời hạn phân bổ chi phí QLDA nói trên, tùy theo yêu cầu quản lý và thực tế mà chủ đầu tư (Ban QLDA) có thể phân bổ chi phí QLDA hàng tháng, quý và đề nghị KBNN thu hồi chi phí quản lý dự án đã tạm ứng chuyển vào tài khoản tiền gửi. Việc phân bổ chi phí QLDA cho từng dự án được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (nếu có); Chủ đầu tư (Ban QLDA) hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc phân bổ chi phí QLDA và bảng phân bổ chi phí QLDA đề nghị thanh toán hoàn ứng chi phí QLDA (bảng phân bổ chi phí QLDA thực hiện theo Phụ lục số 01).

Sáu là, Hướng dẫn cụ thể việc mở sổ theo dõi số dư tạm ứng của từng dự án đến từng

thời kỳ đối với từng nội dung chi, từng hợp đồng; cũng như mở sổ theo dõi thời hạn hết hiệu lực của từng thư bảo lãnh tạm ứng (theo quy định bảo lãnh tạm ứng đối với các hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng) để kịp thời có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu gia hạn thời gian bảo lãnh tạm ứng đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng nhằm hạn chế xảy ra rủi ro.

Bảy là, Đối với các khoản tạm ứng cho việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có

giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng. Để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống và tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc lập thủ

tục tạm ứng cũng như hoàn tạm ứng, kiến nghị KBNN quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng cho trường hợp này.

Tám là, Trên thực tế có xảy ra tình trạng làm giả thư bảo lãnh tạm ứng theo thông tin

cảnh báo trên “Chuyên mục 60 giây” của kênh truyền hình HTV7 ngày 17/7/2017. Để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra rủi ro, kiến nghị KBNN đưa vào quy trình KSC nội dung hướng dẫn việc tra cứu thông tin thư bảo lãnh của nhà thầu gửi theo quy định đối với thủ tục tạm ứng vốn đầu tư từ NSNN.

- Cải tiến cơ chế 1 cửa trong công tác KSC vốn đầu tư NSNN. Thực hiện Giao dịch theo cơ chế một cửa là yêu cầu phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hạn chế tiêu cực; Giao dịch một cửa công tác KSC vốn đầu tư NSNN qua KBNN tỉnh Long An hiện nay đã đáp ứng được mục đích chủ đầu tư chỉ phải giao dịch với một đầu mối duy nhất là cán bộ KSC, nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu tách bạch hai bộ phận (tiếp nhận hồ sơ và xử lý nghiệp vụ). Với đặc thù kiểm soát chi vốn đầu tư rất đa dạng, phức tạp, hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ lại thường xuyên sửa đổi bổ sung; nhiều chủ đầu tư (Ban QLDA) chưa nắm bắt kịp thời, rõ ràng và đầy đủ các điều kiện chi tiết về thủ tục KSC nên thường nảy sinh vướng mắc cần có sự trao đổi, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ KSC. Để có thể đạt được cả hai mục tiêu là đơn giản thủ tục hành chính và tách bạch giữa bộ phận tiếp nhận và cán bộ xử lý nghiệp vụ thì cần sớm triển khai Giao dịch điện tử đối với dịch vụ công trên cổng Thông tin KBNN tại địa bàn tỉnh Long An (thực hiện giao nhận hồ sơ thông qua môi trường internet); đây là bước quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; đồng thời là một bước trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác KSC NSNN của hệ thống KBNN, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành công vụ trên cơ sở đơn giản hóa về thủ tục, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử.

- Hiện nay, toàn bộ hoạt động cam kết chi đều chưa được hướng tới đối tượng là chủ thể nhận cam kết. Theo quy định hiện hành sau khi KBNN chấp thuận hồ sơ đề nghị cam kết chi và hạch toán cam kết chi vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) thì chỉ thông báo cho đơn vị có quan hệ với Ngân sách hoặc chủ đầu tư được biết. Điều này dẫn đến hệ quả là nhà cung cấp, người “chủ nợ” lại không được thông tin trực tiếp về quyền

lợi của mình. Do đó để đảm bảo thể hiện tính minh bạch và công khai thông tin cho các thành phần kinh tế; cũng như khắc phục kẽ hở, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu phát sinh giữa chủ đầu tư, đơn vị có quan hệ với Ngân sách với các nhà cung cấp và phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát của xã hội đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt của các thành phần kinh tế có giao dịch với lĩnh vực công.

3.3.2 Đối với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Long An:

Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư. Chỉ bố trí kế hoạch vốn khi báo cáo thẩm định nguồn vốn xác định cụ thể. Việc phân khai kế hoạch vốn cho từng DA tiến hành nhanh chóng ở những tháng đầu năm hạn chế tối đa điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm, để việc kiểm soát, thanh toán tại KBNN tỉnh Long An đạt hiệu quả hơn, tiến độ giải ngân nhanh hơn.

Một là, Tăng cường chỉ đạo trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn.

Thực hiện bố trí kế hoạch vốn cho các dự án đủ điều kiện theo quy định, tránh bố trí dàn trải, kéo dài. Khi lập dự toán Ngân sách chi đầu tư XDCB hàng năm phải căn cứ vào khả năng cân đối của Ngân sách. Việc chạy theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có khả năng làm cho dự toán chi đầu tư XDCB vượt quá khả năng đáp ứng của Ngân sách và diễn biến tình hình thực tế. Quan tâm đến các chỉ tiêu nợ đọng trong đầu tư XDCB, tránh tình trạng bố trí vốn cho các dự án mới vì chạy theo thành tích và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà ít quan tâm đến giải quyết các khoản nợ đọng trong XDCB, làm cho nợ đọng trong đầu tư XDCB gia tăng.

Hai là, Cần có biện pháp quyết liệt và chế tài đủ mạnh đối với các chủ đầu tư, ban

quản lý dự án không thực hiện đúng trình tự đầu tư XDCB, triển khai thực hiện chậm, phê duyệt hồ sơ vượt thẩm quyền, chậm quyết toán vốn các dự án hoàn thành.

Ba là, Xem xét sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, loại

bỏ các đơn vị yếu kém, tổ chức đào tạo bối dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của các đơn vị. Theo quy định thì có rất nhiều chủ đầu tư là các cơ quan hành chính, sự nghiệp nên hoạt động kiêm nhiệm và có nhược điểm chung là hạn chế về trình độ quản lý dự án như ít nắm vững những quy định trong đầu tư XDCB, trình tự thủ tục triển khai dự án … làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)