Đối với Sở Tài Chính Tỉnh Long An:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 91 - 97)

9. Kết cấu của luận văn:

3.3.3 Đối với Sở Tài Chính Tỉnh Long An:

- Cơ quan tài chính cần kiểm tra chính xác khi nhập kế hoạch vốn trên chương trình thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (tabmis), nhanh chóng và kịp thời hạn chế nhập một DA nhiều nguồn vốn ở nhiều cấp khác nhau.

- Kết hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành tham mưu UBND tỉnh trong việc điều hành kế hoạch vốn đạt hiệu quả.

- Quan tâm hơn trong chỉ đạo các sở, ban ngành, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả đúng pháp luật nhằm phát huy tối đa nguồn vốn NSNN chi cho đầu tư XDCB.

- Đối với công tác GPMB cần tăng cường chỉ đạo quyết liệt để sớm hoàn thành công tác bồi thường GPMB và di đời công trình hạ tầng (nếu có) trước khi cho khởi công thi công xây dựng công trình. Vì, công tác bồi thường GPMB luôn tồn tại nhiều khó khăn, phước tạp; chính sách về bồi thường chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế, dẫn đến người dân chưa thỏa mãn và khiếu kiện nhiều làm chậm tiến độ GPMB; cá biệt có những dự án phải kéo dài nhiều năm, phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án cho phù hợp với tình hình thực tế, thậm chí phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và tạo ra tình trạng tồn động lớn số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm. Nói cách khác, việc đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án và là một trong những giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng tồn động lớn số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư (Ban QLDA). Kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với các chủ đầu tư (Ban QLDA) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu để xảy ra việc thông đồng trong đấu thầu, sử dụng “quân xanh, quân đỏ“ trong đấu thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu cũng như việc chọn nhà thầu kém năng lực tham gia thực hiện gói thầu.

- Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật đối với các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết, sớm phát hiện và loại ngay

các nhà thầu có năng lực kém trong quá trình thực hiện hợp đồng để hạn chế xảy ra tình trạng tồn động số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm.

- Cần thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đúng thời hạn quy định theo Luật Đầu tư công và bám sát tiến độ thực hiện dự án để bố trí vốn tập trung hoàn thành dứt điểm, tránh dàn trải nhằm tránh lãng phí Ngân sách và góp phần hạn chế tình trạng tồn đọng số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm.

Kết luận Chương 3

Chương này đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế về kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn trong thời gian qua; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác KSC tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An trong thời gian tới. Giải pháp tập trung chủ yếu vào việc tăng cường cơ chế quản lý, quy trình và nghiệp vụ KSC tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB; bộ máy KSC vốn đầu tư XDCB; cơ chế phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý việc sử dung vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn; việc ứng dụng công nghệ trong việc theo dõi, quản lý chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN để đảm bảo việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù tình trạng nợ động XDCB chưa được khắc phục triệt để nhưng bên cạnh đó vẫn xảy ra tồn động lớn số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN kéo dài qua nhiều năm. Đây là một trong những vấn đề được Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như KBNN rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt và sâu sát nhằm hạn chế lãng phí NSNN, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đồng thời cũng là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu Đề tài luận văn “Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng

cơ bản Ngân Sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An” phần nào thể hiện rõ

vai trò, vị trí, trách nhiệm của KBNN tỉnh Long An trong quá trình quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN gồm một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa tổng quan về những nội dung cơ bản của hoạt động KSC

tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN; cũng như vai trò của KBNN trong hệ thống tài chính của nước ta.

Thứ hai, chuyên đề đưa ra những phân tích sát thực về thực trạng KSC tạm ứng vốn

đầu tư XDCB trong giai đoạn 2016-2018 tại KBNN tỉnh Long An và có những đánh giá về hạn chế, cũng như nguyên nhân dẫn tới các hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng, hạn chế và nguyên nhân

dẫn tới các hạn chế trong công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An; qua đó đề ra một số giải pháp nhằm giảm tồn động lớn số dư tạm ứng và tăng cường hơn công tác KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đây là một vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Do thời gian có hạn nên nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do đó, tác giả rất mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của các Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thiện luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Quy định về

quản lý tài chính đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội. 3. PGS.TS Dương Đăng Chinh(2009), Giáo trình Quản lý tài chính công

4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính tiền tệ, NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

5. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi Ngân sách, Học Viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

6. Th.S. Phương Thị Hồng Hà (Chủ biên) (2006), Giáo trình Quản lý NSNN.

7. Phạm Văn Khoan (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Học Viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

8. Kho bạc Nhà nước (2005), Kho bạc Nhà nước Việt Nam – Quá trình hình thành và phát tiển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Kho bạc Nhà nước (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 Về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

10. Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An, báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2016-2018. 11. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Hà Nội. 12. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Hà Nội. 13. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015,

Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Tùng (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

15. Phạm Văn Tùng (2016), Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Bình Chánh ,Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học tài chính Marketing, Thành Phố Hồ Chí Minh.

16. Phan Thị Phương Thảo (2016), Trường Đại học tài chính Marketing, Hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Long An, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế.

17. Nguyễn Thị Bạch Trúc (2010), “Tạm ứng vốn và những vấn đề cần xử lý”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt Nam.

18. Lâm Hồng Cường (2014), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia.

PHỤ LỤC SỐ 01:

CHỦ ĐẦU TƯ/BAN QLDA...

Số:...

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ QLDA ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN HOÀN TẠM ỨNG CHI PHÍ QLDA (Từ tháng...đếntháng...năm...) STT Dự án Số kinh phí QLDA còn lại chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang Số kinh phí QLDA trích chuyển vào TKTG trong năm báo

cáo

Phân bổ chi phí QLDA Số kinh

phí QLDA còn lại cuối kỳ chưa phân bổ Tổng số Trong đó: Trong kỳ báo cáo Lũy kế số đã phân bổ cho dự án đến cuối kỳ trước

Trong năm báo cáo Tổng số Tr.đó: Giá trị đề nghị phân bổ kỳ này 1 2 3 4 5 6 7 8 9=3+5- 8 Tổng số: 1 Dự án A 2 Dự án B ... Lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) ..., ngày...tháng....năm ...

Chủ đầu tư/ Ban QLDA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột (2) : Ghi đầy đủ tên các dự án đã được trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG mà chưa được phân bổ để hoàn ứng hết số đã trích vào TKTG.

- Số liệu tại cột (3) của bảng phân bổ kỳ này phải khớp đúng với số liệu tại cột (9) của bảng phân bổ chi phí QLDA của kỳ báo cáo trước.

- Số liệu tại cột (4) là số kinh phí QLDA đã trích chuyển vào TKTG, bao gồm cả số đã trích chuyển kinh phí QLDA trong kỳ báo cáo tại cột (5).

- Cột (7): Ghi lũy kế số chi phí QLDA phân bổ trong năm báo cáo, bao gồm cả số đề nghị phân bổ chi phí QLDA kỳ này ở cột (8).

- Tổng số chi phí QLDA phân bổ cho từng dự án không được vượt quá tổng số kinh phí QLDA đã trích chuyển vào TKTG

PHỤ LỤC SỐ 02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)