Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 71 - 76)

9. Kết cấu của luận văn:

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư

tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An:

Từ thực tế kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An và những phân tích đánh giá, cho thấy những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, song cần nhấn mạnh do các nguyên nhân chủ quan và khách quan yếu sau:

2.4.3.1 Các nguyên nhân chủ quan:

Một là, Chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng tại chỗ về chất lượng cho

cán bộ làm công tác kiểm soát chi, chưa mạnh dạn thực hiện thường xuyên việc luôn phiên, hoán đổi công việc giữa các cán bộ KSC. Điều này dẫn đến tồn tại các cán bộ KSC chưa được nâng chất toàn diện. Khi cần hoán đổi, luân phiên công việc thì gặp khó khăn bở ngỡ trong xử lý công việc trong lĩnh vực mới.

Hai là, Chưa có sự nghiên cứu, đánh giá thực sự toàn diện về mô hình tổ chức thực

hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư trên toàn hệ thống. Việc bố trí cán bộ chưa linh hoạt, chưa có sự đan xen giữa người có kinh nghiệm và người chưa có kinh nghiệm, giữa người giỏi và người yếu, dẫn đến cùng một vấn đề có vướng mắc cần vận dụng linh hoạt thì mỗi nơi lại có một cách giải quyết khác nhau.

Ba là, Chưa có chương trình tin học về kiểm soát chi đầu tư XDCB NSNN thực sự

hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn hệ thống. Nên công việc đa phần vẫn diễn ra thủ công, giải quyết thủ tục thông qua giấy tờ là chính. Bên cạnh đó các chương trình đang được sử dụng mới chỉ hoạt động tốt trong toàn hệ thống KBNN, chưa có sự liên thông kết nối với chủ đầu tư, cơ quan tài chính cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Bốn là, Một số cán bộ kiểm soát chi chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và quyền

hạn của mình, chưa làm tốt việc phối hợp, tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý KSC tạm ứng và đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư trong công tác KSC đầu tư. Quy trình KSC đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, chưa có điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi lớn trong cơ chế chính sách quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN. Bên cạnh đó một số cán bộ chưa cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của KBNN quy định về tạm ứng và thu hồi tạm ứng trong từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.4.3.2 Các nguyên nhân khách quan:

Một là, Chế độ chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay còn quá

nhiều, việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan về cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB còn chậm, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thực tế; làm cho việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói chung và việc kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN nói riêng của cán bộ KSC thật sự gặp không ít khó khăn trong quá trình KSC nếu như không thường xuyên cập nhật kịp thời.

Ví dụ như việc ban hành văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB còn chậm, không theo kịp với văn bản của Chính phủ. Văn bản hướng dẫn của KBNN thì chậm trễ không theo kịp với văn bản của Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến sự lúng túng, không thống nhất trong việc thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong toàn hệ thống KBNN. Chẳng hạn như: Khi Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/06/2015; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2015, trong đó có các điều khoản về quản lý chi phí, mức tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành trong hoạt động xây dựng có sự thay đổi so với các văn bản trước đó. Nhưng đến ngày 18/01/2016 Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 05/03/2016 (thay thế Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011) Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính có nhiều thay đổi so với Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 nhưng đến ngày 28/12/2016 (tức là khoảng gần 1 năm) KBNN mới ban hành Quy trình 5657/QĐ-KBNN quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN thay thế Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/02/2012 của Tổng Giám đốc KBNN.

Hai là, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật ngày càng hoàn thiện và thực

hiện phân cấp mạnh cho chủ đầu tư, tạo ra sự chủ động, thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện dự án nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực còn diễn ra phổ biến trong công tác lựa chọn thầu, nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức. Việc thông đồng trong đấu thầu, sử dụng “quân xanh, quân đỏ“ trong đấu thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu

còn diễn ra phổ biến, rất phức tạp. Điều này cho thấy việc lựa chọn nhà thầu chưa thực sự minh bạch, dẫn đến trong quá trình thực hiện nhà thầu không đáp ứng các thỏa thuận trong hợp đồng (như: tiến độ thực hiện, nợ tạm ứng kéo dài, trì hoãn việc gia hạn bảo lãnh tạm ứng,...), bị cắt hợp đồng làm việc thu hồi tạm ứng gặp khó khăn, thậm chí không thu được vốn tạm ứng cho nhà thầu.

Ba là, Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư còn dàn trải, không bám sát tiến độ thực hiện

dự án cũng gây khó khăn cho việc KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB. Dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không có vốn để thanh toán, kế hoạch vốn bình quân trên một dự án thấp, nhất là các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, dự án bố trí kế hoạch không đảm bảo đúng thời gian quy định, kéo dài nhiều năm gây ra hiện tượng tồn đọng lớn số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm... đây là những nguyên nhân làm cho việc kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng mất nhiều công sức trong khi kết quả đạt được không như mong muốn.

Bốn là, Các chủ đầu tư (Ban QLDA) chưa chủ động phối hợp với các sở, ban ngành

và đơn vị có liên quan thuộc thẩm quyền để xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tạm ứng cũng như thu hồi tạm ứng vốn đầu tư.

Năm là, Tình trạng chậm hoàn tạm ứng và kéo dài số dư tạm ứng qua nhiều năm do

một số dự án mới chưa được GPMB mà chủ đầu tư đã ký hợp đồng và ứng vốn cho nhà thầu. Vốn tạm ứng đền bù GPMB của một số dự án kéo dài nhiều năm, KBNN đã đôn đốc nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn trì hoãn, chưa lập thủ tục thu hồi tạm ứng theo chế độ hoặc chậm nộp trả số tiền tồn quỹ vào NSNN trên cơ sở ý kiến của chính quyền địa phương với lý do một số hộ dân đang tranh chấp khiếu kiện, không nhận tiền đền bù (trường hợp này thường diễn ra ở các chủ đầu tư quản lý những dự án được ngân sách cấp trên hỗ trợ vốn đầu tư). Những trường hợp này gây khó khăn cho KBNN trong theo dõi, thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá chính xác tình dư tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo chế độ. Một số dự án sau khi chủ đầu tư tạm ứng vốn cho các gói thầu theo chế độ, chưa khẩn trương nghiệm thu xác định giá trị khối lượng hoàn thành để thu hồi tạm ứng và giải ngân tiếp cho nhà thầu do chưa được ghi kế hoạch vốn tiếp. Nhiều dự án chuyển tiếp, thi công dang dở, kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng do nhiều nguyên nhân như: nhà thầu gặp khó khăn về tài chính, vướng mắc về mặt bằng phát sinh trong quá trình thi công, tổ chức thi công không tốt... các chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan để tìm biện pháp

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nhà thầu thi công công trình thực hiện theo đúng tiến độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi tạm ứng vốn của dự án. Nhiều chủ đầu tư coi nhẹ việc quyết toán thu hồi tạm ứng đối với chi phí GPMB, thực hiện không đúng thời gian quy định. Một số chủ đầu tư kiêm nhiệm năng lực quản lý dự án kém, nhưng được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện nhiều dự án nên thiếu biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn tạm ứng và tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra chưa có áp dụng chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị tư vấn, thi công không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Do đó trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân chủ quan hay khách quan khi nhà thầu thực hiện chậm tiến độ, gây khó khăn trong việc xem xét trách nhiệm trong việc để số dư tạm ứng kéo dài hoặc khó thu hồi tạm ứng.

Sáu là, Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa kiên quyết xử lý, loại ra đối với

các nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, không có năng lực, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết theo quy định của pháp luật làm cho việc quản lý tạm ứng và thu hồi tạm ứng gặp nhiều khó khăn.

Bảy là, Việc phân bổ giao kế hoạch vốn chậm làm chủ đầu tư không chủ động các bước triển khai tổ chức thực hiện dự án, nhiều dự án đến quý 3 hoặc thậm chí đến quý 4 mới tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và khởi công dự án. Điều này tạo áp lực giải ngân cho chủ đầu tư và KBNN vào thời điểm cuối năm, cũng như phải thực hiện hạch toán chuyển số dư tạm ứng sang năm sau nhiều.

Tám là, Trong công tác GPMB việc phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt và còn nhiều bất cập.

Chín là, Đối với nguồn vốn ngoài nước thông báo ghi thu-ghi chi không thể hiện số

Kết luận Chương 2

Ở Chương này, luận văn đã khái quát về tình hình đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An, thấy được bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua và cũng xác định được những tồn tại hạn chế, nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác quản lý tạm ứng vốn NSNN. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, cần phải đổi mới và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn công tác kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An ở Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh long an (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)