9. Kết cấu của luận văn:
2.3.2. Thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho
Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018
2.3.2.1 Thực trạng của cơ chế chính sách về Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước:
Trong những năm qua, KBNN tỉnh Long An thực hiện kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN theo một số văn bản sau:
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn Ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ;
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành các thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện như: Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quyết định số 2906/QĐ- KBNN ngày 15/06/2018 quy trình hiểm soát chi, ghi thu ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis.
Theo các văn bản trên thì quy định về tạm ứng và mức tạm ứng vốn đầu tư qua KBNN trong giai đoạn 2016 – 2018 được khái quát như sau:
Mức tạm ứng các hợp đồng của dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động
xây dựng; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Công văn số 10254/BTC-ĐT ngày 27/07/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng, cụ thể như sau:
+ Đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Mức tạm ứng tối đa các hợp đồng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có).
+ Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 1 tỷ đồng yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng. Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp phải có giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Đối với các trường hợp sau không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:
Một là, Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn theo nội dung đối với trường hợp bắt buộc có bảo lãnh tạm ứng và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
Hai là, các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do
cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
Ba là, các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).
+ Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu được quy định đối với từng loại hợp đồng, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. + Đối với chi phí QLDA: căn cứ dự toán chi phí QLDA trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ
đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí QLDA được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán xác định mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định; nhằm tạo điều kiện về tài chính cho nhà thầu thực hiện gói thầu đúng tiến độ. Trường hợp vốn tạm ứng được sử dụng không đúng mục đích hoặc quá 6 tháng kể từ thời điểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện thì chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN.
2.3.2.2 Thực trạng của hoạt động tổ chức bộ máy Kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà Nước Tỉnh Long An:
Việc tổ chức bộ máy kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An được tổ chức phân công nhiệm vụ cho Phòng Kiểm soát chi đảm nhiệm thực hiện KSC các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách Địa phương (Ngân sách cấp tỉnh) và các thủ tục được công khai theo quy định cơ chế 1 cửa trong KSC NSNN qua KBNN nói chung và KSC vốn đầu tư XDCB NSNN nói riêng.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An Nguồn:KBNN Tỉnh Long An 1 5 2 3 6 4 7 Cán bộ KSC trực tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận một cửa) Lãnh đạo phòng
Kiểm soát chi Phòng Kế toán Lãnh đạo KBNN
Long An Chủ đầu tư
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư (Ban QLDA) gửi đến, cán bộ KSC thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy chế một cửa trong KSC vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN và quy định việc luân chuyển chứng từ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cán bộ KSC được giao quản lý dự án trực tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu tư và lập thủ tục giao nhận hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cán bộ KSC tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ tạm ứng), hoàn thành các chứng từ rút vốn đầu tư (Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư đối với trường hợp thu hồi tạm ứng) và lập tờ trình lãnh đạo và trình lãnh đạo phòng KSC ký tờ trình lãnh đạo và các chứng từ rút vốn.
Bước 3: Cán bộ KSC trình toàn bộ hồ sơ đã thông qua lãnh đạo phòng KSC đến lãnh đạo phụ trách KSC ký duyệt.
Bước 4: Cán bộ KSC nhập chứng từ trên phân hệ chi tabmis và chuyển giao toàn bộ các chứng từ rút vốn đến phòng kế toán. Cán bộ kế toán tiếp nhận, kiểm tra, hoàn thiện công tác hạch toán trên chứng từ giấy và trình lãnh đạo phòng kế toán ký.
Bước 5: Cán bộ kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký Giấy rút vốn đầu tư .
Bước 6: Phòng kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng và chuyển trả chứng từ đã thanh toán cho cán bộ KSC theo quy định.
Bước 7: Cán bộ KSC trả lại chứng từ đã thanh toán cho chủ đầu tư lưu theo quy định.
2.3.2.3 Thực trạng thực hiện kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà Nước Tỉnh Long An:
Cán bộ KSC trực tiếp thực hiện tiếp nhận hồ sơ, chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến và thực hiện kiểm soát tạm ứng trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc tạm ứng được quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quyết định 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN (sau đây gọi tắc là Quy trình 5657)“Thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp mang tính chất đầu tư” Quyết định số 2906/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 quy trình hiểm soát chi, ghi thu ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Tại KBNN tỉnh Long An, quy trình kiểm soát chi tạm ứng được thực hiện như sau:
Thứ nhất, kiểm tra tài liệu mở tài khoản của dự án được thực hiện như sau :
KBNN tỉnh Long An đã áp dụng Tabmis từ năm 2010, nên tài liệu mở tài khoản được thực hiện theo Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 và hiện nay là Thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Tabmis. Chủ đầu tư gửi đến KBNN tỉnh Long An các hồ sơ để mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư bao gồm:
- 01 bộ giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký (03 liên) do đơn vị tự lập và ghi đầy đủ các yếu tố theo đúng mẫu quy định.
- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã dự án đầu tư XDCB) do cơ quan tài chính cấp (Dự án NSTW Cục tin học Bộ Tài chính cấp, đối với NSĐP do Sở Tài chính cấp);
- Hồ sơ đối với các chức danh ký trên mẫu giấy đăng ký kèm theo (Bản sao các văn bản này) có xác nhận của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị hoặc cơ quan công chứng.
- Khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc mẫu dấu, thì chủ đầu tư (Ban QLDA) lập 01 bộ giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu chữ ký theo quy định và kèm theo hồ sơ liên quan đến sự thay đổi.
- Cán bộ KSC khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản giao dịch của chủ đầu tư (Ban QLDA), thực hiện kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ; số lượng và loại hồ sơ; lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (Ban QLDA) và chuyển đến trưởng phòng kế toán để thực hiện thủ tục mở tài khoản cho đơn vị. Sau khi thực hiện xong thủ tục mở tài khoản, cán bộ KSC gửi trả đơn vị 1 giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, chữ ký; 1 Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết (nếu có) để đơn vị biết, sử dụng và phản ánh đúng số hiệu tài khoản trên hợp đồng, chứng từ,... khi giao dịch với kho bạc.
- Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản đầy đủ, hợp lệ (theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 61/2014/TT-BTC); KBNN tỉnh Long An phải hoàn thành thủ tục mở tài khoản cho chủ đầu tư.
- Nhìn chung, việc kiểm soát hồ sơ đăng ký mở tài khoản tại KBNN tỉnh Long An hiện nay chưa gặp vấn đề bất cập khi thực hiện các quy định của Bộ Tài chính trong việc kiểm soát hồ sơ giấy tờ mở tài khoản của chủ đầu tư (Ban QLDA).
Thứ hai, kiểm soát hồ sơ pháp lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An:
Cán bộ KSC trực tiếp nhận hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư (Ban QLDA) gửi đến và thực hiện kiểm tra số lượng hồ sơ theo quy định, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự logic về trình tự thời gian giữa các văn bản, tài liệu. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình KSC. Vì hồ sơ pháp lý phải đảm bảo đúng quy định thì dự án mới đủ điều kiện để triển khai các bước tiếp theo. Sau khi kiểm soát hồ sơ pháp lý đầy đủ theo đúng quy định, cán bộ KSC lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (theo mẫu số 01/KSC của quy trình 5657). Thực tế, khi có đầy đủ hồ sơ pháp lý ban đầu theo quy định của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước các chủ đầu tư thường không gửi ngay tới KBNN nơi mở tài khoản giao dịch, mà khi cần giải ngân vốn của dự án mới gửi toàn bộ hồ sơ pháp lý cùng với chứng từ thanh toán. Do vậy việc kiểm soát hồ sơ pháp lý của dự án khi cán bộ KSC tiếp nhận tốn nhiều thời gian.
Hồ sơ pháp lý của dự án được quy định rõ ràng trong Quy trình 5657. KBNN tỉnh Long An bám theo quy trình này để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu cơ sở của dự án làm căn cứ pháp lý để đảm bảo việc thực hiện giải ngân đúng quy định. Đối với những bộ hồ sơ pháp lý dự án chưa đầy đủ, không hợp pháp, hợp lệ được cán bộ KSC hướng dẫn chủ đầu tư (Ban QLDA) bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
Mặt khác, từ ngày 01/6/2013 Bộ Tài chính triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý NSNN. Theo đó, cam kết chi NSNN là việc các đơn vị sử dụng NSNN (bao gồm cả các chủ đầu tư) cam kết sử dụng dự toán chi hoặc kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị với nhà cung cấp. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là việc cơ quan Kho bạc thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quyết định chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN, một mặt bảo đảm các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán, kế hoạch chi NSNN hàng năm được duyệt và tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà
nước quy định; mặt khác, giữ lại một khoản dự toán hoặc kế hoạch vốn tương ứng để bảo đảm chi trả khi đã đủ điều kiện để thanh toán. Thực hiện nội dung này, KBNN tỉnh Long An đã nghiêm túc triển khai thực hiện kể từ 01/6/2013 nhằm mục tiêu tăng cường quản lý chi NSNN và nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng vốn NSNN của các đơn vị.. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, rất nhiều trường hợp thực hiện cam kết thanh toán cho nhà cung cấp không đúng theo thỏa thuận hợp đồng, cụ thể như: chưa có chế tài đủ mạnh để bảo đảm thực hiện cam kết; bên A chưa chủ động phân khai chi tiết kế hoạch vốn được giao cho từng hợp đồng đã được cam kết chi... Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc phải thực hiện điều chỉnh số liệu cam kết chi nhiều lần trong năm gây mất nhiều thời gian trong kiểm soát chi. Tuy thời gian thực hiện chưa lâu, nhưng cơ bản KBNN tỉnh Long An đã bám sát quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn cho các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện cam kết chi đối với các hợp đồng thuộc đối tượng phải thực hiện cam kết chi.
Thứ ba, quy trình giải quyết hồ sơ tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An: