9. Kết cấu của luận văn:
3.2.5. Tăng cường phối hợp chặt chẽ các sở, ban ngành, chủ đầu tư:
KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN, để hoạt động có hiệu quả và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao thì phải:
- Không ngừng tăng cường và chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, chủ đầu tư và tham mưu cho cấp thẩm quyền điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn NSNN. Đồng thời, có đề xuất kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng trình cấp thẩm quyền xem xét cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.
- Định kỳ thực hiện nghiêm việc đối chiếu, rà soát và có văn bản đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng đến hạn, quá hạn. Cụ thể như: đến đầu quý sau cán bộ KSC chủ động in các khoản tạm ứng trước đó để đối chiếu với chủ đầu tư và xác định các khoản tạm ứng đến hạn, quá hạn phải thu hồi để có văn bản đôn đốc nhắc nhỡ thu hồi hay báo cáo cơ quan tài chính có văn bản gửi Bộ, ngành quản lý (đối với dự án do Trung ương quản lý) và UBND các cấp quản lý (đối với dự án do địa phương quản lý) để có biện pháp xử lý số dư tạm ứng chưa thu hồi.
- Thường xuyên phối hợp Sở Tài chính kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng của các chủ đầu tư cũng như nhà thầu và đôn đốc thu hồi tạm ứng; tham mưu, đề xuất biện pháp thu hồi các khoản tạm ứng quá hạn, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định biện pháp thực hiện nhằm chống thất thoát, lãng phí, rủi ro trong quản lý chi NSNN.
- Ngoài ra, phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi qua nhiều kênh thông tin (như tại các hội nghị giao ban định kỳ của UBND, qua phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết, công khai tại trụ sở KBNN,...) về các văn bản liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN để các chủ đầu tư hiểu rõ và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình quản lý, sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN chi cho dự án đầu tư XDCB.