Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 39)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển

Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An là Chi nhánh loại I trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; tọa lạc tại địa chỉ: 06 Đường 30/4, Khu Phố 1, Phường 1, Thị xã Kiến Tường, Tỉnh Long An.

BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An, tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Đồng Tháp Mười (gọi tắt là MHB Đồng Tháp Mười), được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/12/2002, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Long An. Đến ngày 23/05/2015 sáp nhập vào BIDV, là Chi nhánh cấp 1 và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An như hiện nay. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của hệ thống, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, từ việc huy động vốn đến đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Số lượng cán bộ, nhân viên khi mới thành lập năm 2002 là 37 người. Tính đến ngày 31/12/2019, số lượng cán bộ, nhân viên là 67 người.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh, phát triển mạng lưới luôn được quan tâm, từ 01 trụ sở chính tại Thị xã Kiến Tường đến nay đã mở thêm 04 Phòng giao dịch trên địa bàn, hoạt động quy hoạch tổ chức cán bộ luôn được Chi bộ, Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên tham gia học tập nâng cao nhận thức chính trị và nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người từ đó hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Cán bộ nhân viên

tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98%.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

theo mô hình tổ chức mẫu đối với các chi nhánh đã được BIDV phê duyệt. Hoạt động của chi nhánh được điều hành và quản lý bởi 1 Giám đốc và 3 Phó Giám Đốc. Hoạt động của chi nhánh được chia thành năm khối: khối Quản lý khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lý nội bộ, khối Đơn vị trực thuộc với 5 phòng, 2 tổ nghiệp vụ. Ngoài trụ sở chính của chi nhánh, BIDV Mộc Hóa còn có 4 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Vĩnh Hưng, PGD Tân Thạnh, PGD Bình Phong Thạnh, PGD Thạnh Hóa với tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2019 là 67 người.

2.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Hoạt động huy động vốn và các giao dịch liên quan đến tiền gửi: đây là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh, luôn được Chi nhánh chú trọng phát triển, là tiền đề để phát triển các nghiệp vụ ngân hàng khác. Hoạt động huy động vốn bao gồm: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn,...; Tài khoản tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi đặc biệt và các khoản tiền gửi khác.

Hoạt động tín dụng: đây là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh. Mục tiêu của Chi nhánh là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, mức an toàn cao. Hoạt động tín dụng bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với nhiều hình thức cho vay đa dạng phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ...; Chiết khấu giấy tờ có giá; Tài trợ xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, tài trợ thương mại; Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi và thẻ ATM.

Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An ngày càng chú trọng quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ vì đây là nguồn thu quan trọng đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh đang cung cấp là: Mở tài khoản; phát hành thẻ ATM nội địa, thẻ Visa, Master Card, mở rộng chi trả và thanh toán qua POS, qua GMS, Vntoupup, Internetbanking...; Thanh toán trong nước và quốc tế trên hệ thống điện tử và Swift Code; Dịch vụ ngân quỹ, thu chi tiền và giải

ngân các dự án đầu tư; Dịch vụ chi trả kiều hối qua Western Union và các hình thức khác; Chi tiền mặt và chuyển khoản trong nước qua hệ thống ATM; Mua bán ngoại tệ.

Hoạt động tài trợ thương mại: phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu,…

Các hoạt động kinh doanh khác: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An còn cung cấp các dịch vụ như: bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản, chi trả tiền lương tại các tổ chức doanh nghiệp…

2.1.4.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2. 1: Huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 (+/-) % (+/-) % 1. Từ KH cá nhân 561 563 721 2 0,36 158 28,06 2. Từ KH pháp nhân 139 150 161 11 7,91 11 7,30 3. Nguồn khác 27 37 58 10 37,00 21 56,70 Tổng nguồn vốn 727 750 940 23 3,16 190 25,30

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Thời gian qua nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,… thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển. Để làm được điều đó, toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng luôn mở rộng, thu hút tối đa nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong vùng. Từ số liệu của bảng 2.1. ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, từ 727 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 940 tỷ đồng năm 2019, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2017 – 2019. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019 đã tăng 64 tỷ đồng.

Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ khách hàng cá nhân tăng từ 561 tỷ đồng năm 2017 lên 721 tỷ đồng năm 2019. Đây là nguồn vốn huy động dồi dào nhất, do ở địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2018 so với năm 2017 tăng 2 tỷ đồng (tăng 0,36%). Năm 2019 so với năm 2018 tăng 158 tỷ đồng (tăng 28,06%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá cao so với các NHTM khác trên địa bàn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2017 đạt 139 tỷ đồng, sang năm 2018 tăng lên 150 tỷ đồng, đến năm 2019 là 161 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng này là do trên địa bàn đang có nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi đã gửi vào ngân hàng.

Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các công ty xây dựng, công ty điện lực, công ty bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu… Hoạt động chính của ngân hàng thuộc lĩnh vực đầu tư và phát triển, vì thế hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Chi nhánh đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2017 – 2019.

Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như công ty bảo hiểm, công ty xây dựng, xăng dầu, bưu điện… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh…

2.1.4.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn

Bảng 2. 2: Tình hình sử dụng nguồn vốn tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Doanh số cho vay 1.504 1.817 1.998

- Cho vay ngắn hạn 1.118 1.416 1.524

- Cho vay trung dài hạn 386 401 474

2. Doanh số thu nợ 1.220 1.701 1.864

- Thu nợ ngắn hạn 970 1.351 1.485

- Thu nợ trung dài hạn 250 350 379

- Chênh lệch giữa thu nợ và cho vay -284 -116 -134

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Qua số liệu bảng 2.2. ta thấy, nguồn vốn cho vay đã tăng nhanh qua các năm, nếu năm 2017 doanh số cho vay chỉ là 1.504 tỷ đồng thì đến năm 2018 doanh số đã tăng lên 1.817 tỷ đồng và đến năm 2019 tăng lên 1.988 tỷ đồng (tức là trong giai đoạn 2017 – 2019 doanh số cho vay đã tăng 494 tỷ đồng hay tăng 32,85%). Trong số nguồn vốn huy động để cho vay thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Tình hình cho vay trung dài hạn cũng tăng đều qua các năm. Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng dần từ 1.220 tỷ đồng năm 2017 lên 1.864 tỷ đồng năm 2019.

Trong giai đoạn 2017 – 2019 doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng, điều đó khiến chênh lệch giữa cho vay và thu nợ đều giảm tuy nhiên con số này vẫn còn cao, cụ thể năm 2017 chênh lệch giữa thu nợ và cho vay là - 284 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 đạt con số là -116 tỷ đồng và năm 2019 là - 134 tỷ đồng. Việc để chênh lệch giữa thu nợ và cho vay như vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cụ thể số vốn huy động đem cho vay đã không thu hồi được trong thời hạn đúng quy định, điều đó đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. Việc thu hồi vốn không đúng thời hạn cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp hơn

về vấn đề sử dụng vốn, cần thẩm định kỹ các hồ sơ xin vay vốn và thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 191 230 322 39 20,42 92 40,00 Chi phí 158 179 256 21 13,29 77 43,02

Chênh lệch thu - chi 33 51 66 18 54,00 15 29,41

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Trong giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu của ngân hàng đã tăng đáng kể, năm 2017 doanh thu chỉ là 191 tỷ đồng nhưng đến năm 2019 doanh thu đã tăng lên 322 tỷ đồng (tức là đã tăng 131 tỷ đồng hay tăng 68,59%). Tuy nhiên, chi phí mà ngân hàng bỏ ra cũng tăng lên nhiều, năm 2017 chi phí là 158 tỷ đồng thì năm 2018 chi phí đã tăng lên 179 tỷ đồng và sang năm 2019 tăng lên 256 tỷ đồng. Mặc dù chi phí tăng cao nhưng ngân hàng trong ba năm gần đây làm ăn đều có lãi, năm 2017 chênh lệch thu chi là 33 tỷ đồng, năm 2018 là 51 tỷ đồng và năm 2019 là 66 tỷ đồng.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.2.1.Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.2.1.1. Nhân tố bên ngoài

Môi trƣờng vĩ mô

Tăng trưởng toàn cầu năm 2017 đang theo hướng yếu đi so với dự kiến, chủ yếu phản ánh đà tăng trưởng bị suy giảm ở các nền kinh tế lớn và phát triển cũng như các thị trường mới nổi xuất khẩu thương phẩm thô. Do nhu cầu nhập khẩu ở

các nền kinh tế phát triển giảm đà, thương mại toàn cầu vẫn chưa khởi sắc với khối lượng thương mại suy giảm trong năm 2017.

Trong điều kiện khó khăn trên toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn giữ được ổn định với sự hỗ trợ bởi sức cầu mạnh trong nước và khu vực sản xuất chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, những thành quả kinh tế của Việt Nam phần nào có được là nhờ vào mức tăng trưởng tín dụng cao và chính sách tài khóa tạo hỗ trợ.

Tăng trưởng tín dụng cao - gấp gần ba lần so với tốc độ tăng trưởng GDP - có thể làm tăng những rủi ro hiện hữu về ổn định tài chính, đặc biệt với tỷ lệ tín dụng trên GDP - hiện ở mức 112% - vốn đã cao cho quốc gia ở mức thu nhập như Việt Nam. Những quan ngại trên là có cơ sở trong điều kiện các món nợ xấu trước đây vẫn chưa được xử lý triệt để và vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều ngân hàng. Một vấn đề cần quan tâm nữa là quy mô tín dụng dường như đang bị đẩy lên do lượng tín dụng tăng nhanh nhưng lại tạo ra mức tăng trưởng kinh tế không cao như dự kiến.

Với tình hình nêu trên, hoạt động của Chi nhánh có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động huy động vốn, đầu tư tín dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng.

Môi trƣờng cạnh tranh

Vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng. Đến nay, tại huyện Mộc Hóa đã có hơn 10 Ngân hàng với nhiều Chi nhánh và Phòng giao dịch đặt trụ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)