Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 42 - 44)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2. 1: Huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 (+/-) % (+/-) % 1. Từ KH cá nhân 561 563 721 2 0,36 158 28,06 2. Từ KH pháp nhân 139 150 161 11 7,91 11 7,30 3. Nguồn khác 27 37 58 10 37,00 21 56,70 Tổng nguồn vốn 727 750 940 23 3,16 190 25,30

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Thời gian qua nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,… thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển. Để làm được điều đó, toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng luôn mở rộng, thu hút tối đa nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong vùng. Từ số liệu của bảng 2.1. ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, từ 727 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 940 tỷ đồng năm 2019, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2017 – 2019. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019 đã tăng 64 tỷ đồng.

Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ khách hàng cá nhân tăng từ 561 tỷ đồng năm 2017 lên 721 tỷ đồng năm 2019. Đây là nguồn vốn huy động dồi dào nhất, do ở địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2018 so với năm 2017 tăng 2 tỷ đồng (tăng 0,36%). Năm 2019 so với năm 2018 tăng 158 tỷ đồng (tăng 28,06%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá cao so với các NHTM khác trên địa bàn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2017 đạt 139 tỷ đồng, sang năm 2018 tăng lên 150 tỷ đồng, đến năm 2019 là 161 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng này là do trên địa bàn đang có nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi đã gửi vào ngân hàng.

Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các công ty xây dựng, công ty điện lực, công ty bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu… Hoạt động chính của ngân hàng thuộc lĩnh vực đầu tư và phát triển, vì thế hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Chi nhánh đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2017 – 2019.

Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như công ty bảo hiểm, công ty xây dựng, xăng dầu, bưu điện… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 42 - 44)