6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3.2. Cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 2. 7:Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Không kỳ hạn 38 5,43 43 6,03 49 5,00 2. Có kỳ hạn 662 94,57 670 93,97 833 95,00 Ngắn hạn 508 72,57 498 69,85 732 82,99 Trung, dài hạn 154 22,00 172 24,12 101 12,01 Tổng vốn huy động 700 100 713 100 882 100
Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn và đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn ngắn do những năm gần đây lãi suất huy động trên thị trường liên tục biến động theo xu hướng giảm nên khách hàng thường lựa chọn kỳ hạn gửi ngắn để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. BIDV đã triển khai các sản phẩm đa dạng và phong phú tại các kỳ hạn ngắn, phù hợp với các nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh cũng đã tích cực huy động nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tăng tính ổn định của nguông huy động vốn và tỷ trọng vốn này có sự gia tăng trong những năm qua.
Tình hình lạm phát được kiềm chế cũng như lãi suất liên tục giảm trong những năm qua đã góp phần giảm chi phí tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phục hồi và phát triển hoạt động kinh doanh của mình qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã làm cho dòng tiền phát sinh trong quá trình thanh toán ngày càng gia tăng Chính vì vậy việc không ngừng quảng bá sản phẩm và các dịch vụ tiện ích trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và tài khoản thanh toán đã giúp tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn có sự tăng trưởng đáng kể và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2017 - 2019: năm 2017 đạt 662 tỷ đồng chiếm 94,67%; năm 2018 đạt 670 tỷ đồng chiếm 93,97%; năm 2019 đạt 833 tỷ đồng đạt 95,00%. Tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn nhưng tiền gửi trung, dài hạn có sự gia tăng trong các năm đã góp phần ổn định nguồn vốn huy động. Việc không áp trần lãi suất đối với kỳ trung, dài hạn đã tạo thuận lợi cho BIDV có những thay đổi lãi suất trung, dài hạn một cách linh hoạt để phù hợp với mục tiêu của mình.
Cơ cấu huy động vốn theo mục đích
Bảng 2. 8: Cơ cấu huy động vốn theo mục đích tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1.Tiền gửi thanh toán 185 26,38 199 27,95 231 26,14
2.Tiền gửi có kỳ hạn 19 2,78 32 4,55 24 2,77
3.Tiền gửi tiết kiệm 496 70,84 484 67,50 627 71,09
TGTK không kỳ hạn 7 0,94 15 1,71 12 1,35
TGTK có kỳ hạn 489 69,90 469 65,79 615 69,74
Tổng vốn huy động 700 100 713 100 882 100
Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An
Tiền gửi thanh toán: Giai đoạn 2017 – 2019 nguồn vốn này liên tục tăng trưởng từ 185 tỷ đồng năm 2017 lên 231 tỷ đồng năm 2019 và chiếm tỷ trọng tương trong tổng huy động vốn tương ứng qua các năm 2017, 2018, 2019 là 26,38%,
25,95%, 26,14%. Điều này cho thấy chi nhánh đã có sự nỗ lực trong việc huy động nguồn vốn này, tuy nhiên sự nỗ lực này chưa phát huy hết được tiềm năng của chi nhánh. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn chủ lực như phát hành thẻ ghi nợ, tín dụng …cũng như cải thiện nâng cấp các dịch vụ trên tài khoản thanh toán để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn nhưng vẫn giữ một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Lượng khách hàng của tiền gửi có kỳ hạn này nhỏ nên việc chăm sóc khách hàng sẽ trở nên dễ dàng cho chi nhánh. Tiền gửi tiết kiệm: Với việc đặt mục tiêu huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm lên hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù thời gian qua lãi suất huy động liên tục giảm nhưng chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng đối với loại tiền gửi này do khách hàng không ngại ngần rủi ro thì việc đầu tư vào các kênh như bất động sản, chứng khoán, vàng…..trong giai đoạn tăng trưởng chậm như hiện nay sẽ là điều khách hàng rất e ngại, chính vì vậy mà gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn của họ. Giai đoạn 2017 – 2019, tiền gửi tiết kiệm tăng từ 496 tỷ đồng lên 627 tỷ đồng cụ thể các năm đều chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn tương ứng 70,84%, 69,50%, 71,09%.
Như vậy có thể thấy xét cơ cấu huy động vốn theo mục đích nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ chủ yếu từ tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, trong đó tiền gửi tiết kiệm có tỷ trọng cao nhất. Tuy nguồn vốn huy động vốn từ tiền gửi thanh toán có chi phí thấp. Nhưng BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An vẫn còn hạn chế trong việc khai thác nguồn vốn này tỷ trọng tiền gửi thanh toán có tăng trong cơ cấu huy động nhưng còn thấp.
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Việc chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng đồng nội tệ từ khách hàng cá nhân, vốn huy động bằng VND luôn có tỷ trọng lớn, luôn chiếm trên 93% tổng cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bảng 2. 9: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Nội tệ 677 96,76 669 93,78 849 96,21 2. Ngoại tệ 23 3,24 44 6,22 33 3,79 Tổng vốn huy động 700 100 713 100 882 100
Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An
Chi nhánh chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng đồng nội tệ từ khách hàng cá nhân vốn huy động bằng đồng Việt Nam có tỷ trọng lớn luôn chiếm trên 90% tổng cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2017 - 2019. Qua đó cho thấy quy đồng nội tệ tại chi nhánh hoạt động rất mạnh là nguồn vốn chủ đạo và là nguồn vốn chi nhánh liên quan tâm khai thác về tính ổn định cao tương đối bền vững của nó.
Nguồn vốn huy động bằng nội tệ liên tục tăng trong thời gian qua: năm 2017 đạt 677 tỷ đồng; năm 2018 đạt 669 tỷ đồng và năm 2019 đạt 849 tỷ đồng tương ứng với mức 96,76%, 93,78% và 96,21%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại biến động qua các năm, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng từ 23 tỷ đồng lên 44 tỷ đồng nhưng sang năm 2019 lại giảm xuống còn 33 tỷ đồng. Để huy động tốt được nguồn vốn này thì chi nhánh cần thu hút thêm nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ nhằm sử dụng nguồn vốn nào trong thanh toán. còn về phía người dân thì do hiện nay mức lãi suất huy động USD là 0% làm cho người dân không còn ưa chuộng cất giữ USD tại ngân hàng như trước nữa.
Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng
Bảng 2. 10: Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng tại BIDV - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tiền gửi từ dân cư 561 80,14 563 78,96 721 81,75
Tiền gửi TCKT 139 19,86 150 21,04 161 18,25
Tổng vốn huy động 700 100 713 100 882 100
Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An
Với việc thực hiện tốt mục tiêu tăng cường nguồn tiền gửi từ dân cư cơ cấu nguồn tiền này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ trọng này đều chiếm khoảng 80%.
Số dư tiền gửi dân cư liên tục tăng từ 561 tỷ đồng năm 2017 lên 721 tỷ đồng năm 2019. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là nguồn mà BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An luôn tập trung chú trọng vì nó có tính ổn định và tiềm năng dồi dào.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng không cao (khoảng 20%) nhưng nguồn tiền này có tính tương đối ổn định do nó thường có tính chu kỳ. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhẹ qua các năm từ 139 tỷ đồng năm 2017 lên 161 tỷ đồng năm 2019. Với việc kết nối với nhiều doanh nghiệp, chi nhánh không những chiếm dụng được nguồn vốn trong thanh toán của doanh nghiệp mà chi nhánh con gia tăng được lượng tiền gửi thanh toán cá nhân nhờ các doanh nghiệp ủy thác trả tiền lương.