Kinh nghiệm huy động vốn từ các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 35)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm huy động vốn từ các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và

bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

1.3.1.Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang

 Đa dạng hóa phuong thức huy đọng vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt các cong cụ lãi suất để thu hút tiền gửi từ dan cu và doanh nghiẹp. Kết hợp phuong thức truyền thống và hiẹn đại, phát triển hình thức tiền gửi tiết kiẹm khác nhau nhu tiết kiẹm bọi thu, tiết kiẹm phát lọc, tiết kiẹm thuởng, tiết kiẹm tích lũy tái tam, tiết kiẹm tích lũy tái hiền, tiết kiẹm lãi truớc, nhóm sản phẩm tiết kiẹm online “Háo hức rút lọc xuan, Canh Dần them may mắn” nam 2008

 Hoàn thiẹn tiẹn ích cho khách hàng: Mọt tài khoản thanh toán của khách hàng đi kèm tiẹn ích: truy vấn tài khoản từ xa qua homebanking, SMS, F st I bank, phát triển mạnh với viẹc triển khai mọt loạt các dịch vụ gia tang mới nhu: mở rọng khả nang thanh toán, đang ký vay vốn trực tuyến... Ngoài ra, sản phẩm F st, MobiPay - dịch vụ ngan hàng qua điẹn thoại di đọng.

 Thanh toán tiền cho các cong ty lien kết nhu FPT, Prudential, Jetstar, CocaCola... làm gia tang giao dịch của khách hàng qua ngan hàng.

 Đẩy mạnh phát hành và đa dạng hóa sản phẩm thẻ theo tính nang phục vụ khách hàng nhu: Thẻ F st Access, Techcombank Visa, thẻ tiết kiẹm đa nang F stTVNi, thẻ trả truớc Reve Visa Internet, Thẻ đồng thuong hiẹu Vietnam Airlines Techcombank Visa, Thẻ đồng thuong hiẹu Vincom Center Loyalty, Techcombank Smile.

1.3.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Long An

Hoạt động huy động vốn của chi nhánh thực hiện khá tốt, nên chi nhánh đã tích cực và nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng trong đó trọng tâm là hoạt động tín dụng. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng đã cung cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý, cấp vốn cho nhiều đơn vị kinh tế trên địa bàn. Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Tân An có vị trí quan trọng là đầu mối giao thông về đường bộ, đường thuỷ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh như: Đồng Nai, Bình Dương, Long An có tiềm năng về quỹ đầu tư đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế và vị trí kinh tế của mình. Đạt được thành tích trên là do:

(i) Ngân hàng đã xây dựng và mở rộng mạng lưới tuyên truyền, quảng cáo tạo điều kiện cho khách hàng, linh động điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép.... chính nhờ tăng cường hoạt động huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động của chi nhánh luôn hoạt động khá ổn định.

(ii) Ngân hàng từ khi thành lập đã có nơi làm việc khang trang. Các quỹ tiết kiệm được đảm bảo, nhân viên được làm việc trong điều kiện hiện đại từ đó làm tăng năng suất lao động của nhân viên được làm việc trong điều kiện hiện đại từ đó làm tăng năng suất lao động của nhân viên, tăng thêm lòng tin của khách hàng vào sự phát triển của Ngân hàng, đây là một yếu tố có tác dụng hấp dẫn khách hàng đến với Ngân hàng.

(iii) Nguồn vốn huy động ngày càng phát triển bền vững, Ngân hàng có được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng trên địa bàn. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã và đang hoạt động với những kết quả khả quan. Ngân hàng đã đơn giản hoá các thủ tục mở tài khoản, đổi mới phong cách làm việc, tận dụng Marketting trong kinh doanh, thực hiện thanh toán đúng chính xác đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng .... tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng, khi đến giao dịch với Ngân hàng. Ban lãnh đạo luôn nhạy bén sáng tạo trong chiến lược kinh doanh, luôn nắm chắc kinh nghiệm chung của toàn ngành thực hiện đúng, chấp hành các thể lệ tín dụng.

1.3.3.Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Để tăng cường huy động vốn, ngân hàng cần phát triển mạng lưới ngân hàng và đặc biệt là tận dụng công nghệ hiện đại để phát triển các sản phẩm huy động vốn. Ngân hàng cần tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm, triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn đi kèm các ưu đãi như cơ hội trúng thưởng, điểm thưởng hay quà tặng khi sử dụng thẻ của ngân hàng.

Thực hiện việc giảm phí dịch vụ cho các khách hàng có gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng xây dựng đội ngũ chuyên viên để triển khai các dịch vụ tư vấn về đầu tư, tài chính hỗ trợ cho khách hàng.

Ngân hàng cần phân cấp khách hàng để có các chính sách và hình thức huy động phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng và phải tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

Tiến hành việc kết với các doanh nghiệp nghiệp lớn trên địa bàn để chi trả lương cho đơn vị đồng thời có thể tiếp cận và mở rộng đối tượng khách hàng đa dạng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát được tổng quan chung về ngân hàng thương mại và nguồn vốn của ngân hàng thương mại; hoạt động huy động vốn, khái niệm về hoạt động huy động vốn; trình bày rõ được hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, các hình thức huy động vốn; các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Đây chính là những kiến thức nền nảng và là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An sẽ được trình bày trong chương 2 của luận văn này.

CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An là Chi nhánh loại I trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; tọa lạc tại địa chỉ: 06 Đường 30/4, Khu Phố 1, Phường 1, Thị xã Kiến Tường, Tỉnh Long An.

BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An, tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Đồng Tháp Mười (gọi tắt là MHB Đồng Tháp Mười), được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/12/2002, là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Long An. Đến ngày 23/05/2015 sáp nhập vào BIDV, là Chi nhánh cấp 1 và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An như hiện nay. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của hệ thống, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, từ việc huy động vốn đến đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Số lượng cán bộ, nhân viên khi mới thành lập năm 2002 là 37 người. Tính đến ngày 31/12/2019, số lượng cán bộ, nhân viên là 67 người.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh, phát triển mạng lưới luôn được quan tâm, từ 01 trụ sở chính tại Thị xã Kiến Tường đến nay đã mở thêm 04 Phòng giao dịch trên địa bàn, hoạt động quy hoạch tổ chức cán bộ luôn được Chi bộ, Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên tham gia học tập nâng cao nhận thức chính trị và nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người từ đó hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Cán bộ nhân viên

tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98%.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

theo mô hình tổ chức mẫu đối với các chi nhánh đã được BIDV phê duyệt. Hoạt động của chi nhánh được điều hành và quản lý bởi 1 Giám đốc và 3 Phó Giám Đốc. Hoạt động của chi nhánh được chia thành năm khối: khối Quản lý khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lý nội bộ, khối Đơn vị trực thuộc với 5 phòng, 2 tổ nghiệp vụ. Ngoài trụ sở chính của chi nhánh, BIDV Mộc Hóa còn có 4 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Vĩnh Hưng, PGD Tân Thạnh, PGD Bình Phong Thạnh, PGD Thạnh Hóa với tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2019 là 67 người.

2.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Hoạt động huy động vốn và các giao dịch liên quan đến tiền gửi: đây là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của Chi nhánh, luôn được Chi nhánh chú trọng phát triển, là tiền đề để phát triển các nghiệp vụ ngân hàng khác. Hoạt động huy động vốn bao gồm: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn,...; Tài khoản tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi đặc biệt và các khoản tiền gửi khác.

Hoạt động tín dụng: đây là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh. Mục tiêu của Chi nhánh là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, mức an toàn cao. Hoạt động tín dụng bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với nhiều hình thức cho vay đa dạng phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ...; Chiết khấu giấy tờ có giá; Tài trợ xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, tài trợ thương mại; Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi và thẻ ATM.

Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An ngày càng chú trọng quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ vì đây là nguồn thu quan trọng đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh đang cung cấp là: Mở tài khoản; phát hành thẻ ATM nội địa, thẻ Visa, Master Card, mở rộng chi trả và thanh toán qua POS, qua GMS, Vntoupup, Internetbanking...; Thanh toán trong nước và quốc tế trên hệ thống điện tử và Swift Code; Dịch vụ ngân quỹ, thu chi tiền và giải

ngân các dự án đầu tư; Dịch vụ chi trả kiều hối qua Western Union và các hình thức khác; Chi tiền mặt và chuyển khoản trong nước qua hệ thống ATM; Mua bán ngoại tệ.

Hoạt động tài trợ thương mại: phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu,…

Các hoạt động kinh doanh khác: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An còn cung cấp các dịch vụ như: bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản, chi trả tiền lương tại các tổ chức doanh nghiệp…

2.1.4.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2. 1: Huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 (+/-) % (+/-) % 1. Từ KH cá nhân 561 563 721 2 0,36 158 28,06 2. Từ KH pháp nhân 139 150 161 11 7,91 11 7,30 3. Nguồn khác 27 37 58 10 37,00 21 56,70 Tổng nguồn vốn 727 750 940 23 3,16 190 25,30

Nguồn: BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An

Thời gian qua nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,… thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển. Để làm được điều đó, toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng luôn mở rộng, thu hút tối đa nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong vùng. Từ số liệu của bảng 2.1. ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, từ 727 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 940 tỷ đồng năm 2019, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2017 – 2019. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019 đã tăng 64 tỷ đồng.

Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ khách hàng cá nhân tăng từ 561 tỷ đồng năm 2017 lên 721 tỷ đồng năm 2019. Đây là nguồn vốn huy động dồi dào nhất, do ở địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2018 so với năm 2017 tăng 2 tỷ đồng (tăng 0,36%). Năm 2019 so với năm 2018 tăng 158 tỷ đồng (tăng 28,06%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá cao so với các NHTM khác trên địa bàn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2017 đạt 139 tỷ đồng, sang năm 2018 tăng lên 150 tỷ đồng, đến năm 2019 là 161 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng này là do trên địa bàn đang có nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi đã gửi vào ngân hàng.

Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các công ty xây dựng, công ty điện lực, công ty bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu… Hoạt động chính của ngân hàng thuộc lĩnh vực đầu tư và phát triển, vì thế hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Chi nhánh đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2017 – 2019.

Để đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)