Tăng cường giám sát trong khi giải ngân và kiểm tra sau cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 85 - 86)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc/Giám đốc giao.

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONGAN

3.2.5. Tăng cường giám sát trong khi giải ngân và kiểm tra sau cho vay

Trong quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay nếu ngân hàng không giám sát thì có thể làm phát sinh rủi ro do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc khi khách hàng kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh không trả nợ mà sử dụng vốn vào mục đích khác. Để phòng ngừa trường hợp này cần phải kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay.

Trong khi giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân với cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và tăng cường giải ngân bằng chuyển khoản để thanh toán các chi phí của khách hàng. Chỉ giải ngân bằng tiền mặt đối với những ngành kinh doanh đặc thù mà người bán hàng không có mở tài khoản như thanh toán chi phí thu mua nông lâm thủy sản của hộ nông dân, thanh toán lương cho lao động thời vụ...

Sau khi giải ngân khoản vay: tùy thuộc vào dư nợ của khoản vay, chất lượng khoản vay và uy tín của khách hàng vay mà có kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn phù hợp đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, phải đảm bảo sau khi giải ngân trong thời hạn một tháng phải kiểm tra sử dụng vốn đối với cho vay ngắn hạn và ba tháng đối với cho vay trung, dài hạn. Đối với khách hàng đã có nợ xấu thì phải kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần để nắm được tình hình tài chính của khách hàng và có hướng xử lý kịp thời, hạn chế phát sinh rủi ro.

Khi kiểm tra sử dụng vốn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra chứng từ sổ sách của khách hàng... để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của khách hàng để có cách xử lý.

Hiện nay, có một thực tế là cán bộ tín dụng hoặc là công việc quá nhiều nên không có thời gian đi kiểm tra sử dụng vốn hoặc là sợ làm phiền hà khách hàng nên khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn thì cho khách hàng ký nhiều biên bản kiểm tra sử dụng vốn rồi sau đó cán bộ tín dụng sẽ ghi nội dung để hợp thức hóa hồ sơ. Do đó, khi khách hàng gặp khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng không năm kịp thời để có những biện pháp thích hợp làm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Để hạn chế tình trạng này xảy ra thì cần phải ra quy định mỗi biên bản kiểm tra cần có hai chữ ký của hai cán bộ tín dụng hoặc của cán bộ tín dụng quản lý khoản vay và lãnh đạo phòng cùng đi kiểm tra và người cùng đi kiểm tra sẽ cùng chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)